Bài viết : Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?
Vitamin B1 B6 B12 vô cùng cần thiết trong các hoạt động của cơ thể. Vậy tác dụng của nhóm vitamin 3B này cụ thể như thế nào? Nếu bị thiếu 3 loại vitamin này sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Hãy cùng YENplus tìm hiểu Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Cách ngăn chặn thiếu hụt vitamin 3B hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Vai trò của Vitamin B1 B6 B12 đối với sức khỏe
Vitamin B1 B6 B12 thuộc nhóm vitamin B, chúng tan trong nước, nhóm vitamin này được gọi là vitamin 3B và đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe. Vitmain nhóm B nói chung và Vitamin B1 B6 B12 nói riêng có sự ảnh hưởng lớn đối với hoạt động trao đổi chất, hệ thần kinh, da và tóc. Chúng cũng là “chất dẫn” trong quá trình chuyển hóa và hấp thu thức ăn, điều hòa các phản ứng hóa học của các enzyme hoặc protein.
Mỗi một loại Vitamin B1 B6 B12 đều có những tác dụng cụ thể đối với sức khỏe. Việc hiểu rõ công dụng của từng loại vitamin B1, B6, B12 sẽ giúp chúng ta hiểu hơn Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì. Từ đó xác định được khi nào cần phải bổ sung vitamin 3B cho cơ thể.
1. Vitamin B1 có công dụng gì?
Vitamin B1 (còn gọi là Thiamin) là một trong 8 loại vitamin nhóm B cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Vitamin B1 chịu trách nhiệm cho sự chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng cung cấp cho hoạt động của các tế bào. Vitamin B1 có tác dụng chính trong việc tăng cường hoạt động của cơ bắp, giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe hệ tim mạch, chống lại bệnh tê phù Beriberi.
Vitamin B1 (còn gọi là Thiamin) là một trong 8 loại vitamin nhóm B cực kỳ quan trọng đối với cơ thể – YENplus
Ngăn chặn tổn thương thần kinh
Vitamin B1 có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của hệ thần kinh. Đặc biệt Thiamin có vai trò lớn trong việc phát triển vỏ myelin – là một lớp vỏ bao bọc dây thần kinh, bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại. Vì vậy, khi cơ thể có đầy đủ vitamin B1 sẽ đảm bảo hoạt động của hệ thần kinh được ổn định, ngăn chặn những chứng bệnh thần kinh thường gặp.
Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh
Cơ thể được tiếp nhận đầy đủ vitamin B1 là cơ sở để sản xuất đủ chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Chất này có vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền tín hiệu giữa các dây thần kinh đến các nhóm cơ, đặc biệt là cơ tim.
Vì vậy, để tim mạch được ổn định, tâm thất làm việc hiệu quả hơn, bạn cần nạp đủ Thiamin, giúp giữ kết nối tốt giữa hệ thần kinh trung ương và cơ tim. Ngăn chặn sự suy yếu của trái tim và các bệnh cơ tim.
Duy trì hoạt động trao đổi chất ổn định
Vitamin B1 là một nguyên liệu chính của việc sản xuất phân tử ATP – phân tử mang năng lượng chủ yếu trong cơ thể. Vitamin B1 cũng có tác dụng hỗ trợ chuyển đổi carbohydrate thành glucose – đây là năng lượng chính để cơ thể hoạt động bình thường.
Thiamin cũng có vai trò chuyển hóa protein và chất béo. Hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu và điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa do di truyền.
Cải thiện thị lực
Bởi vì Thiamin có khả năng tăng cường dẫn truyền thần kinh đến các cơ, cho nên nó giúp việc giữ liên lạc tốt giữa mắt và não bộ. Vì vậy, nạp đủ vitamin B1 giúp ngăn chặn nhiều căn bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể,…
Tăng cường khả năng miễn dịch
Đầy đủ vitamin B1 là yếu tố quan trọng để bảo vệ các cơ dọc của đường tiêu hóa, ở nơi này chứa đựng nhiều hệ miễn dịch nhất trên cơ thể. Khi cơ dọc của hệ tiêu hóa được khỏe mạnh cũng ngược lại giúp cơ thể hấp thu vitamin B1 tốt hơn, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn được nhiều chứng bệnh.
Làm đẹp tóc và da
Bổ sung đầy đủ vitamin B1 cũng là một trong những biện pháp xóa bỏ nám, tàng nhang, nhanh liền sẹo được bác sĩ khuyên dùng. Ngoài ra, cơ thể nhận đủ Thiamin cũng kích thích tóc dày mượt, chắc khỏe, hạn chế tóc khô xơ gãy rụng hiệu quả.
2. Vitamin B6 có công dụng gì?
Vitamin B6 (Pyridoxine) chứa nhiều chất dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Những hoạt chất này đều có liên hệ mật thiết đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hoạt động thể chất. Vậy nên để có cơ thể khỏe mạnh nhất định phải bổ sung đầy đủ vitamin B6 bạn nhé. Vậy thì cụ thể vitamin B6 có những tác dụng nào đối với sức khỏe? Cùng YENplus tìm hiểu bạn nhé!
Bảo vệ hệ tim mạch, duy trì mạch máu ổn định
Vai trò quan trọng nhất của Vitamin B6 có lẽ là giúp bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch, ngăn chặn các vấn đề ở tim mạch. Vitamin B6 có tác dụng điều hòa nồng độ Homocysteine – một loại axit amin được hình thành sau khi chúng ta ăn thịt. Nếu nồng độ Homocysteine trong máu tăng quá cao sẽ gây hư tổn mạch máu, thành mạch máu sẽ bị dày lên, các mảng xơ vữa do tồn đọng chất béo và canxi là nguyên nhân của bệnh mạch vành. Một chứng bệnh tim mạch rất nguy hiểm.
Vitamin B6 cũng có tác dụng kiểm soát tốt nồng độ cholesterol và kiểm soát huyết áp, đó cũng là hai nguyên nhân gây nên nhiều chứng bệnh tim mạch.
Hỗ trợ chức năng não bộ
Vitamin B6 giữ cho trí não được minh mẫn, khỏe mạnh, ngăn chặn chứng mất trí nhớ ở người già như Alzheimer, suy giảm nhận thức, đãng trí,…
Cải thiện các chứng bệnh về mắt
Chế độ dinh dưỡng bị thiếu chất là nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm thị lực. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin B6 cùng với axit folic và một số dưỡng chất khác, thị lực sẽ bị suy giảm. Bổ sung đủ các loại vitamin và dưỡng chất quan trọng sẽ giúp ngăn chặn thoái hỏa điểm vàng và nhiều bệnh về mắt, phòng ngừa rối loạn thị lực và mất thị lực.
3. Vitamin B12 có công dụng gì?
Nếu bạn là một người ăn chay trường sẽ có nhiều nguy cơ bạn mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin B12. Bởi vì loại vitamin này không tồn tại trong các tế bào thực vật. Vậy thì vitamin B12 có những vai trò quan trọng nào để bạn cần bổ sung đầy đủ hàm lượng khuyến cáo trong mỗi ngày?
Tạo ra hồng cầu, ngăn chặn bệnh thiếu máu
Vitamin B12 (Cobalamin) có tác dụng lớn nhất trong việc hỗ trợ sản xuất hồng cầu, từ đó ngăn chặn bệnh thiếu máu. Vitamin B12 có thể ngăn chặn bệnh thiếu máu ác tính, một triệu chứng gây mệt mỏi mãn tính và sự suy kiệt của cơ thể.
Ngăn chặn bệnh thoái hóa thần kinh và bệnh mất trí nhớ
Cũng như các loại vitamin nhóm B khác, vitamin B12 giúp cải thiện trí nhớ, ngăn chặn thoái hóa thần kinh và chứng mất trí nhớ.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Vitamin B12 có tác dụng trong việc sản xuất enzyme tiêu hóa, giúp tăng cường quá trình tiêu hóa, phân hủy thực phẩm và sự trao đổi chất bên trong dạ dày.
Vitamin B12 cũng được chứng minh hỗ trợ nuôi dưỡng các lợi khuẩn bên trong đường ruột. Đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn có hại trong hệ thống tiêu hóa, giúp ngăn chặn các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa như Candida, chứng viêm ruột IBS.
Ngăn chặn ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đủ vitamin B12 cùng với folate có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư. Bao gồm: Ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung và ung thứ tuyến tiền liệt.
Làm đẹp da, tóc, móng
Vitamin B12 có khả năng tái tạo tế bào rất mạnh mẽ, cho nên nếu cơ thể nhận đủ hàm lượng vitamin B12 sẽ giúp làn da đẹp hơn. Chống khô da, viêm da, mụn trứng cá, hỗ trợ tốt đối với bệnh chàm da hoặc bệnh vảy nến. Vitamin B12 cũng giúp móng chắc khỏe và ngăn chặn rụng tóc.
Duy trì sức khỏe hệ tim mạch
Vitamin B12 cũng tham gia kiểm soát nồng độ homocysteine, huyết áp và cholesterol, đều là những yếu tố nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý về tim mạch. Bao gồm: Xơ vữa động mạch gây bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?
Chúng ta biết rằng vitamin nhóm B đặc biệt là vitamin B1 B6 B12 có rất nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy cụ thể Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? YENplus chia sẻ cùng bạn đọc chi tiết hơn về vấn đề này.
1. Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?
Để hiểu rõ Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì, trước tiên bạn hãy cùng YENplus tìm hiểu xem khi thiếu vitamin nhóm 3B thì cơ thể có những triệu chứng như thế nào. Từ đó chúng ta sẽ biết được cụ thể trong tình hình sức khỏe bất ổn thì nên dùng loại vitamin B nào phù hợp nhất.
Thiếu vitamin B1 gây bệnh gì?
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng nuôi dưỡng tế bào trong cơ thể. Nó chịu trách nhiệm cho hoạt động của cơ bắp, nuôi dưỡng hệ thần kinh và bảo mệ tim mạch. Viatmin B1 còn có vai trò rất lớn trong việc ngăn chặn bệnh tê phù Beriberi do suy dinh dưỡng hoặc sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích.
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể của chúng ta gặp phải rất nhiều vấn đề như:
- Chán ăn
- Giảm cân nhanh
- Viêm đại tràng
- Gặp nhiều vấn đề ở hệ tiêu hóa, nhất là thường bị tiêu chảy
- Viêm dây thần kinh
- Hệ thần kinh bị tổn thương
- Lòng bàn chân cảm giác nóng rát (nghiêm trọng hơn vào ban đêm)
- Giảm trí nhớ tạm thời
- Thường xuyên quên trước quên sau, lẫn lộn, khó chịu
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng, kém tập trung
- Yếu cơ, chuột rút, mòn cơ, co cứng và đau chân
- Trầm cảm
- Các bệnh về tim mạch, điển hình là tim to bất thường
Ngoài ra, thiếu vitamin B1 dài ngày còn gây nên nhiều chứng bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những triệu chứng nhìn thấy rõ bên trên. Bao gồm:
- Thoái hóa dây thần kinh ngoại vi, thoái hóa tiểu não và đồi não.
- Giảm lưu lượng máu, tăng lực cản mạch máu, gây phù và giãn cơ tim.
Thiếu vitamin B6 gây bệnh gì?
Vitamin B6 cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh, hoạt động trao đổi chất và đặc biệt ngăn chặn những vấn đề liên quan đến tim mạch. Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 1,3 mcg vitamin B6 để đảm bảo quá trình chuyển hóa chất đạm, chất béo diễn ra bình thường, nuôi dưỡng não bộ, hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch.
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Nếu thiếu vitamin B6 chúng ta dễ gặp những triệu chứng dưới đây:
- Rối loạn thần kinh
- Mệt mỏi, mất ngủ, khó ngủ
- Môi khô nứt, da xấu, có vết thương sẽ lâu lành
- Mắt mờ, mắt đỏ, giảm thị lực
- Rụng tóc
- Mụn trứng cá
- Trẻ sơ sinh thiếu vitamin B6 có thể bị co giật
Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?
Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động trao đổi chất, hỗ trợ sản xuất tế bào máu, DNA, duy trì hoạt động khỏe mạnh của hệ thần kinh và não bộ. Theo National Institutes of Health, một người trưởng thành cần nạp đủ 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và ngăn chặn bệnh tật.
Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì? Nếu thiếu hàm lượng vitamin B12 như khuyến cáo trên đây, chúng ta có thể mắc một số triệu chứng/căn bệnh như sau:
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt
- Khó thở
- Dai tái nhợt, vàng da
- Chân tay tê bì
- Tổn thương thần kinh
- Sưng, viêm lưỡi
- Chán ăn, đầy hơi, táo bón
- Giảm thị lực
- Tâm trạng thay đổi thất thường, trầm cảm
2. Khái quát về loại thuốc chứa vitamin B1 B6 B12 (vitamin 3B)
Vitamin B1 B6 B12 được gọi chung là vitamin 3B, nó là một loại thuốc tổng hợp vitamin nhóm B được dùng để điều trị một số chứng bệnh cụ thể.
Trên thị trường hiện nay có hai loại thuốc bổ sung vitamin 3B nổi tiếng thường được bác sĩ chỉ định gồm: Neurobion và Vitamin B1 – B6 – B12 Mekophar. Cả hai loại biệt dược này đều có thành phần chính là 3 loại vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12. Chúng thuộc nhóm thuốc không cần kê đơn. Tuy nhiên, bạn vẫn không nên tự ý sử dụng. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết được có nên dùng thuốc bổ sung vitamin 3B không.
Neurobion có 2 dạng chính, là viên bao đường và ống pha tiêm. Với viên bao đường, mỗi viên chứa 100mg vitamin B1, 100mg vitamin B6 và 200 mcg vitamin B12. Trong khi đó, mỗi ống pha tiêm sẽ chứa 100mg vitamin B1, 100mg vitamin B6 và 1000 mcg vitamin B12.
Vitamin B1 – B6 – B12 Mekophar được điều chế dưới dạng viên nén hình tròn bao phim màu hồng, hai mặt trơn. Mỗi viên nén chứa 125 mg vitamin B1, 125mg vitamin B6 và 125 mcg vitamin B12.
Vì đều chứa cả 3 loại vitamin vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Ngăn chặn hỗ trợ giảm đau thần kinh, ngăn chặn thoái hóa hệ thần kinh và thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào máu, ngăn chặn bệnh thiếu máu. Vậy cụ thể Vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì?
Sử dụng viên uống Neurobion, viên uống Vitamin B1 – B6 – B12 Mekophar, các loại thuốc tiêm hay bất kỳ loại thuốc nào chứa thành phần vitamin B1 B6 B12 đều được chỉ định cho các trường hợp dưới đây:
- Điều trị một số chứng rối loạn thần kinh ngoại vi như: Đau dây thần kinh, đau lưng – đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, viêm đa dây thần kinh, đau thần kinh liên sườn, hồi chứng vai – cánh tay, đau dây thần kinh sinh ba, tê các đầu chi,…
- Hỗ trợ giảm đau thần kinh.
- Bệnh viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nghiện rượu hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc tây.
- Hỗ trợ điều trị giảm đau khớp, viêm khớp.
- Các rối loạn thần kinh do điều trị isoniazid.
- Giảm một số triệu chứng rối loạn do thiếu hụt vitamin 3B như bệnh tê phù beriberi, co giật ở trẻ em do thiếu pyridoxine, thiếu máu nguyên bào sắt,…
- Neurobion dạng ống pha tiêm được chỉ định trong điều trị herpes zoster.
3. Những điều cần chú ý khi bổ sung vitamin nhóm B tổng hợp
Không nên bổ sung quá liều
Mỗi ngày cơ thể của chúng ta cần có đủ 8 loại vitamin nhóm B để có thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Bao gồm:
- B-1 (thiamine)
- B-2 (riboflavin)
- B-3 (niacin)
- B-5 (axit pantothenic)
- B-6 (pyridoxin)
- B-7 (biotin)
- B-9 (axit folic)
- B-12 (cobalamin)
Về liều lượng, phụ nữ sẽ cần một hàm lượng vitamin nhóm B khác với nam giới, ở những người phụ nữ mang thai thì con số này cũng cao hơn một chút so với bình thường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết rõ bạn nên dùng vitamin nhóm B với hàm lượng bao nhiêu.
Đối với phụ nữ, lượng vitamin nhóm B khuyến cáo hàng ngày là:
- B-1: 1,1 miligam (mg)
- B-2: 1,1 mg
- B-3: 14 mg
- B-5: 5 mg
- B-6: 1,3 mg
- B-7: 30 microgam (mcg)
- B-9: 400 mcg
- B-12: 2,4 mcg
Đối với nam giới, lượng vitamin nhóm B khuyến cáo hàng ngày là:
- B-1: 1,2 mg
- B-2: 1,3 mg
- B-3: 16 mg
- B-5: 5 mg
- B-6: 1,3 mg
- B-7: 30 mcg
- B-9c: 400 mcg
- B-12: 2,4 mcg
Ngoài ra, có một số vấn đề sức khỏe sẽ ngăn cản việc hấp thụ vitamin nhóm B, bao gồm: Bệnh celiac, HIV, Crohn, nghiện rượu, người có bệnh ở thận, bệnh viêm ruột, bệnh viêm loét đại tràng, viêm khớp dạng thấp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết rõ hàm lượng vitamin B bạn cần bổ sung là bao nhiêu nếu đang gặp các bệnh này.
Điều gì xảy ra khi quá liều vitamin nhóm B?
Thường thì cơ thể chúng ta chỉ thiếu vitamin nhóm B chứ hiếm khi thừa loại vitamin này. Tuy nhiên, tình trạng quá liều vẫn có thể xảy ra khi bạn dùng thực phẩm giàu vitamin B kết hợp với thuốc uống bổ sung vitamin B mà không có chỉ định từ bác sĩ.
Quá liều vitamin 3B có thể xảy ra một số triệu chứng như sau:
- Khát nước
- Vấn đề ở da, đỏ da
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đi tiểu nhiều
- Mờ mắt
Sử dụng quá liều vitamin B trong thời gian dài có thể dẫn đến những tổn thương thần kinh. Hậu quả là khiến bạn mất kiểm soát thần kinh vận động, có thể bị liệt, yếu cơ.
Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Với bất kỳ nhóm thuốc gì chứ không riêng vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để thảo luận xem mong muốn sức khỏe của bạn là gì, vì sao bạn nghĩ rằng bạn cần phải bổ sung vitamin 3B. Bác sĩ sẽ có những thăm khám, chẩn đoán hoặc xét nghiệm để cho bạn câu trả lời.
Và quan trọng nữa là vitamin 3B có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác khi dùng chung. Việc trao đổi với bác sĩ là cần thiết trong trường hợp bạn muốn bổ sung thêm thuốc chứa vitamin B1 – B6 – B12.
Chống chỉ định khi dùng viên uống vitamin B1 B6 B12
Một số đối tượng và trường hợp dưới đây không nên sử dụng vitamin B1 B6 B12 để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn:
- Những người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần trong thuốc.
- Các bệnh u ác tính (bởi vì vitamin B12 thúc đẩy sự phát triển của các tế bào, sẽ làm cho khối u nhanh chóng lớn lên và di căn).
- Vitamin 3B làm giảm tác dụng của thuốc Levodopa – loại thuốc dùng trong điều trị bệnh Parkinson.
- Hãy thận trọng khi dùng vitamin 3B cho phụ nữ mang thai, vì có thể xảy ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc ở trẻ sơ sinh.
- Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng quá liều vitamin B (chưa có bằng chứng vitamin B sẽ từ sữa mẹ chuyền đến trẻ), nhưng dùng quá 600mg vitamin B6/ngày kéo dài có thể khiến mẹ bị mất sữa.
- Thân trọng với người lái xe, người vận hành máy móc hoặc công việc đòi hỏi sự tập trung. Bởi vì dùng vitamin B6 kéo dài với hàm lượng trên 200 mg/ngày có thể gây bệnh về thần kinh, giảm sự tập trung, mệt mỏi, nhức đầu,…
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bỏ lỡ 1 liều thì bạn cần uống bổ sung liền sau đó. Lưu ý, nếu đã gần đến thời điểm uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua luôn và đợi đến giờ bạn nhé. Bạn cũng cần chú ý, chỉ uống thuốc theo chỉ dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng hoặc bác sĩ. Tuyệt đối không uống liều gấp đôi nếu quên 1 liều trước đó.
*** Tất cả các loại thuốc vitamin 3B đều chứa hàm lượng cao vitamin B1, B6, B12. Vì vậy, người dùng không nên tự ý sử dụng theo ý thích. Hãy đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm hộp thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Bổ sung vitamin B1 B6 B12 bằng cách nào?
Qua những thông tin trên đây bạn đã biết được vitamin B1 B6 B12 trị bệnh gì. Vậy nếu như chúng ta không muốn uống thuốc thì có cách nào khác để bổ sung vitamin nhóm B hay không?
1. Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B cực kỳ quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hệ thần kinh, tái tạo tế bào máu và hệ tim mạch. Vitamin nhóm B cũng quyết định hiệu quả của quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể thành năng lượng. Nhưng cũng thật may là các loại vitamin B đều có rất nhiều trong thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày.
Vì vậy, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin nhóm B trong khẩu phẩn ăn được coi là biện pháp bổ sung vitamin 3B tốt nhất. Cơ thể sẽ được hấp thu một lượng vitamin B tự nhiên, an toàn và gần như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Bạn nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất, bổ sung đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể nhận đủ hàm lượng vitamin & khoáng chất cần thiết. YENplus đề cử với bạn những thực phẩm giàu vitamin B để bạn tham khảo thêm:
– Vitamin B1 có nhiều trong yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa khô, quả cam, trứng, thịt, quả hạch, các loại hạt, các loại đậu, đậu Hà Lan,…
– Vitamin B6 có rất nhiều trong chuối, phô mai, thịt gà, cà rốt, đậu lăng, gạo lứt, cá ngừ, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm, hạt hướng dương, cá hồi, rau bina, cải mâm xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan… Để tránh cho những thực phẩm này bị bay hơi vitamin B6, bạn nên chế biến đúng cách và bảo quản chúng trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, khô thoáng, tránh ẩm ướt hoặc nắng chiếu trực tiếp.
– Vitamin B12 rất dồi dào trong thức ăn tự nhiên như ngao, hàu, trai, cá biển, gan động vật, hải sản, thịt bò, các sản phẩm từ thịt, ngũ cốc và men dinh dưỡng.
– Vitamin B2 có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng và các loại rau màu xanh đậm.
– Vitamin B3 được tìm thấy nhiều trong thịt gà, gan động vật, cá, thịt đỏ, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
– Vitamin B9 (còn được biết đến với tên gọi là axit folic hay folate) kích thích sản sinh tế bào hồng cầu, ngăn chặn bệnh thiếu máu. Và axit folic cũng có vai trò to lớn trong việc phòng chống dị tật thai nhi. Nguồn vitamin B9 dồi dào trong những thực phẩm như thịt, ngũ cốc nguyên hạt, củ cải tía, các loại đậu, trái cây họ cam quýt, các loại rau xanh đậm, gan và thận.
2. Uống vitamin 3B theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ
Nếu như bạn đã thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin 3B nhưng vẫn chưa thấy sức khỏe cải thiện. Hãy thử cân nhắc dùng thuốc uống / thuốc tiêm chứa vitamin B1 B6 B12. Neurobion và Vitamin B1 – B6 – B12 Mekophar là hai đề cử tốt dành cho bạn. Nhóm thuốc này đều chứa vitamin b1, b6, b12 hàm lượng cao, đủ để bổ sung cho người bị bệnh nặng về thần kinh, tim mạch, thiếu máu… Tuy nhiên, dùng thuốc hay thực phẩm chức năng chỉ nên là biện pháp can thiệp sau cùng, khi thực phẩm tự nhiên không thể đáp ứng nhu cầu vitamin B của cơ thể.
Như chúng ta đã biết, thiếu vitamin nhóm B sẽ dẫn đến rất nhiều chứng bệnh thần kinh, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến tim mạch, thiếu máu,… Nhưng nếu bổ sung thừa vitamin nhóm B cũng không phải là chuyện gì tốt. Đặc biệt, thừa vitamin B12 lại rất nguy hiểm.
Vitamin nhóm B dễ dàng được tan trong nước và đào thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, dùng vitamin B12 với liều cao kéo dài nhiều ngày, vượt mức quy định có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm:
- Sốc phản vệ do dị ứng với vitamin B12 có thể dẫn đến tử vong (dù hiếm gặp). Trường hợp này chủ yếu xảy ra với việc tiêm vitamin B12 quá liều trên cơ địa mẫn cảm.
- Phát ban, ngứa ngáy, nhức đầu
- Rối loạn tiêu hóa với chứng chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy
- Gây tê hoặc gây liệt ở tay, chân, cơ mặt
- Tăng nhịp tim, khó thở, đau ngực, huyết áp cao
- Thừa vitamin B12 kích hoạt hệ thống hoạt hóa đông máu là tăng đông, gây tắc nghẽn mạch máu
- Gây tổn thương thị giác ở những người mắc bệnh Leber, nếu không xử lý kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn ở trẻ em.
- …
Chính vì vậy, khi bổ sung vitamin B1 B6 B12 bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc không kê đơn tại các nhà thuốc. Trước tiên, hãy đi xét nghiệm máu để biết chính xác bạn có đang thiếu vitamin nhóm B hay không. Sau đó nghe lời khuyên của bác sĩ / dược sĩ để xem xét nên uống loại thuốc nào tốt, liều lượng bao nhiêu là đủ.
Thường thì, bạn chỉ cần tiêm vitamin 3B vài ngày là ổn hoặc dùng thuốc bổ sung vitamin 3B một thời gian. Sau đó ngừng hẳn và chuyển sang điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể được nạp đủ vitamin 3B theo nhu cầu.
3. Sử dụng yến sào như một cách ngăn chặn thiếu hụt vitamin 3B
Tổ yến luôn là một sản vật quý giá của khu vực châu Á, rất nhiều quốc gia đã phát triển ngành yến sào trở thành đẳng cấp, trong đó có Việt Nam. Nước ta sở hữu nguồn yến nguyên liệu hoàn hảo bởi đặc điểm khí hậu được bao quanh bởi đường bờ biển dài, thuận lợi cho chim yến phát triển. Không tính thị phần yến đảo Khánh Hòa vô cùng cao cấp, các sản phẩm yến sào được lấy từ nhà yến ở các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ luôn đạt tiêu chuẩn “vàng”, tiêu chuẩn “kim cương” để xuất khẩu ra nước ngoài.
Nói như vậy để thấy, người Việt đang có lợi thế tại chỗ về nguồn thực phẩm tuyệt vời, bổi bổ sức khỏe và ngăn chặn bệnh tật. Với những người ăn uống kém, thiếu dinh dưỡng, người bị suy nhược, người già trên 50 tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng,… rất dễ bị thiếu hụt vitamin B. Trong khi đó, chúng ta lại có một thị trường yến sào vô cùng dồi dào, là một cách để bổ sung vitamin nhóm B tuyệt vời dành cho mọi người.
Theo các chuyên gia cho biết, trong 100gr yến sào có tỷ lệ protein cực cao (lên đến 55%), 18 loại axit amin, trong đó có nhiều loại cơ thể không thể tự tổng hợp được, với tỷ lệ cao như serine(15,4%), valine (10,7%), tyrosine (10,1%) và isoleusine (10,1%). Nhiều loại glucose, các loại vitamin B, C, E, PP; nhiều loại muối khoáng như magie, canxi, natri, photpho và nhiều nguyên tố vi lượng khác.
Yến sào được chứng minh là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời dành cho sức khỏe. Bao gồm:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Tốt cho thị lực, ngăn chặn nhiều chứng bệnh suy giảm thị giác
- Cả thiện hệ tiêu hóa
- Tăng cường ham muốn tình dục
- Yến sào cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc, bồi bổ, giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng hồi phục
- Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng cho cả thai nhi, bà bầu, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người già, người bình thường,…
Nếu bạn đang lo lắng về một chế độ ăn uống thiếu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1, B6, B12) hãy sử dụng yến sào để bổ sung đủ chất cho cơ thể. Bên cạnh bổ sung vitamin 3B, yến sào còn giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng cường hấp thu vitamin nhóm B mà bạn nạp vào bằng các thực phẩm khác.
Vì vậy, bạn nên sớm sử dụng yến sào để ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B tốt hơn và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh nhé. Nàng Yến là một trong những thương hiệu yến sào uy tín hàng đầu tại Việt Nam mà bạn có thể tin tưởng được. Xem thêm sản phẩm của Nàng Yến tại website www.nangyen.vn
Trong thời buổi bận rộn như hiện nay, việc bạn tự xuống bếp để chưng yến sào trở thành rào cản của bạn. Vậy thì tại sao không thể chăm lo cho sức khỏe nhanh gọn, thuận tiện lại vô cùng giá trị với những sản phẩm cao cấp trên nền yến sào? YENplus thấu hiểu nỗi băn khoăn của những người bận rộn, chúng ta đã cho ra mắt 3 sản phẩm chăm sóc sức khỏe tuyệt vời dành cho nhiều đối tượng.
Các sản phẩm nổi bật của YENplus bao gồm:
- Nước yến sào YENcolla – Cùng bạn gìn giữ thanh xuân: Giảm sạm nám, hạn chế quá trình lão hoá, giúp da tươi sáng, mịn màng.
- Nước yến sào ZEN TUSAM – Tự hào phái mạnh: Giảm mệt mỏi, cải thiện sức khoẻ, tăng cường sinh lý.
- Nước yến sào ZEN WELLNESS – Củng cố sức khoẻ nền: Tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ hô hấp, tăng cường sức khoẻ.
Liên hệ ngay với YENplus để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về sản phẩm mà bạn đang quan tâm nhé!
Lời kết bài viết vitamin B1 B16 B12 trị bệnh gì
Qua bài viết trên đây, YENplus hi vọng bạn đã hiểu hơn vitamin B1 B16 B12 trị bệnh gì cũng như cách để bổ sung và ngăn thiếu hụt vitamin B hiệu quả nhất. Hãy ưu tiên dùng thực phẩm tự nhiên, an toàn, lành tính, hiệu quả như yến sào, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá màu xanh đậm, hải sản, thịt, cá,… để bổ sung đủ vitamin B cho cơ thể mỗi ngày bạn nhé. Sau đó mới cân nhắc đến thực phẩm chức năng hoặc thuốc tây.
Hi vọng bài viết hữu ích với bạn, và chúc bạn luôn khỏe mạnh!
- CHUỖI SỰ KIỆN ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC SPA TRÊN TOÀN QUỐC
- 10 cách chăm sóc da vào mùa đông giúp da đỡ khô nứt nàng nhé!
- Top 5 cách chăm sóc da cho tuổi dậy thì theo lời khuyên bác sĩ
- Uống collagen nước đúng cách mang lại hiệu quả cao – YENcolla
- Collagen thủy phân loại nào tốt và thực sự hiệu quả cho làn da?