NGƯỜI MỆT MỎI UỂ OẢI BUỒN NGỦ CẢNH BÁO BỆNH GÌ?

Người mệt mỏi uể oải buồn ngủ có thể là do đêm qua bạn thức trắng, gần đây bạn quá áp lực thi cử hoặc công việc. Nhưng nếu tình trạng này đã kéo dài nhiều ngày thậm chí là nhiều tháng, có thể bạn nên nghĩ đến một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Vậy tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ là như thế nào? Nguyên nhân khiến bạn rơi vào trạng thái uể oải mệt nhọc là do đâu? Làm sao để ngăn chặn tình hình này tiếp diễn? Hãy cùng YENplus đi tìm câu trả lời bạn nhé!

Người mệt mỏi uể oải buồn ngủ là như thế nào?

Bạn có từng làm việc nặng quá sức đến mức tay chân bủn rủn, rụng rời và bạn chẳng thể đứng vững được nữa? Đó chính xác là tình trạng mệt mỏi uể oải mà bài viết này đang nhắc đến. Nhưng mà nguyên nhân của chứng này không hẳn do bạn làm việc quá độ đâu còn có thể do các chứng bệnh tiềm ẩn gây nên.

Mệt là tình trạng cơ thể bị kiệt sức, uể oải, không còn sức để làm gì hay không có tâm trạng để học tập và làm việc tiếp nữa.

Tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ có thể xuất hiện khi bạn đói bụng vào cuối ngày, đêm qua bạn bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn ăn quá ít hoặc là bạn đang bị cảm cúm. Hoặc đôi khi tình trạng sức khỏe này cũng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết, ở Mỹ, có khoảng 10,1% nam giới và 15,3% phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi uể oải. Buồn ngủ liên tục ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này cũng là nguyên nhân gây ra khoảng 72.000 vụ tai nạn do tài xế buồn ngủ khi đang lái xe. Có khoảng 44.000 thương tích và 6.000 vụ gây tử vong.

Chính vì vậy, khi bạn bỗng dưng bị mệt mỏi uể oải hãy tìm ra nguyên nhân của tình hình này và sớm có biện pháp khắc phục tốt hơn nhé.

Mệt là tình trạng cơ thể bị kiệt sức, uể oải, không còn sức để làm gì hay không có tâm trạng để học tập và làm việc tiếp nữa - YENplus -Bài viết : Người mệt mỏi uể oải buồn ngủ
Mệt là tình trạng cơ thể bị kiệt sức, uể oải, không còn sức để làm gì hay không có tâm trạng để học tập và làm việc tiếp nữa – YENplus

Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ suốt cả ngày

Mệt mỏi kéo dài có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, tác nhân tâm lý hoặc do bệnh lý mà bạn không ngờ tới. Cụ thể, theo YENplus tìm hiểu, có ít nhất 7 lý do về thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng khiến bạn mệt nhọc buồn ngủ rã rời. Và ít nhất là 22 bệnh lý gây tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Bao gồm:

1. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ chắc chắn sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau. Nếu như người trưởng thành từ 18 – 60 tuổi không ngủ đủ từ 7 tiếng trở lên vào mỗi đêm, nhiều khả năng họ thường xuyên bị mệt mỏi kiệt sức, lờ mờ và buồn ngủ vào ban ngày.

Thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn. Đó cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt những bệnh lý nghiêm trọng như thừa cân béo phì, trầm cảm, huyết áp cao, bệnh tim mạch, đột tụy và tăng nguy cơ tử vong nếu mắc bệnh.

Thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn - YENplus
Thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bạn – YENplus

2. Thiếu hụt dinh dưỡng

Mặc dù bạn đã ngủ ngon và ngủ đủ giấc mỗi ngày nhưng vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi kiệt sức. Nguyên nhân tiếp theo bạn nên nghĩ đến là do cơ thể của bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng. Cách giải quyết duy nhất là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hàm lượng dinh dưỡng mà bạn nạp vào cơ thể.

Bạn nên ăn uống đủ các nhóm chất đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Bạn cũng nên ăn thêm nhiều ngũ cốc, trái cây, rau xanh và sữa trong chế độ ăn uống mỗi ngày để luôn khỏe mạnh, khỏe khoắn và thoải mái.

Cơ thể của bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây ra mệt mỏi - YENplus
Cơ thể của bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể là nguyên nhân gây ra mệt mỏi – YENplus

3. Ít vận động

Khi cảm nhận cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ… có phải bạn chỉ muốn nằm một chỗ nghỉ ngơi hay không? Trên thực tế, chỉ nằm yên sẽ càng khiến cho tình hình càng thêm tồi tệ hơn và bạn sẽ không muốn rời giường trong hôm đó. Các chuyên gia khuyên rằng, đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn và thấy đỡ mệt mỏi hơn.

Nghiên cứu của Đại học Georgia (UGA) ở Athens cho thấy, khi bạn vận động nhẹ ít nhất 20 phút, giúp cơ thể tái tạo năng lượng và tăng cường năng lượng tốt hơn. Một nghiên cứu khác cũng đến từ ngôi trường này cho biết, những người thường hay bị mệt mỏi uể oải sau khi tích cực tập thể dục thể thao đã cải thiện được tình trạng mệt mỏi uể oải buồn ngủ.

Theo Bộ Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo, một người trưởng thành nên có ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần để tập luyện. Và cần có ít nhất 2 ngày để tập luyện vừa đủ cho các nhóm cơ chính. Thời lượng đó đủ để duy trì một sức khỏe ổn định, săn chắc cơ bắp, cải thiện tâm trạng và hạn chế sự mệt mỏi uể oải buồn ngủ.

Đã bao lâu rồi bạn chưa tập luyện? Hãy bắt đầu thói quen tốt này ngay hôm nay bằng 10 phút chạy nhanh xem sao bạn nhé. Sau đó bạn có thể tăng lên chạy nhanh trong vòng 30 phút ít nhất là 5 ngày trong tuần. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể chọn bộ môn mà bạn yêu thích để rèn luyện thể chất. Những gợi ý hay ho là chạy bộ, bơi, đi bộ nhanh, đi xe đạp, chơi tennis, cầu lông,…

Theo Bộ Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo, một người trưởng thành nên có ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần để tập luyện - YENplus
Theo Bộ Y tế Hoa Kỳ khuyến cáo, một người trưởng thành nên có ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần để tập luyện – YENplus

4. Ăn uống kém hoặc ăn quá no

Quá đói hoặc quá no đều khiến cơ thể bạn không dễ chịu, bạn dễ bị đau dạ dày, tức ngực, khó chịu, tay chân uể oải, không muốn hoạt động khi quá kén ăn hoặc ăn uống quá mức.

Người thường kén ăn, ăn quá ít, ăn kiêng, ăn không đúng bữa,… thường không nạp đủ lượng calo cần thiết vào cơ thể, thiếu năng lượng khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Nếu bạn vẫn ngủ nhiều nhưng trằn trọc, khó ngủ, dễ cáu gắt, trông ngày càng xanh xao, kiệt sức, đó là biểu hiện của thiếu chất, bạn cần phải quan tâm hơn.

Ngược lại, khi bạn ăn quá no cũng khiến cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi. Vì phần lớn năng lượng trong cơ thể đã dồn đến hệ tiêu hóa để giải quyết hết lượng đồ ăn bạn vừa nạp vào.

Tốt nhất bạn nên ăn uống điều độ hơn, ăn vừa no, không để quá đói, không để thiếu dinh dưỡng và tuyệt đối không ăn no căng bụng. Khi vừa ăn xong bạn cũng nên đi lại nhẹ nhàng một chút, đừng nằm liền sẽ cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu hôm nào bạn lỡ ăn uống quá no thì hãy uống chút nước chanh, nước gừng hoặc trong bữa ăn có dùng các loại hạt sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, đỡ đầy bụng hơn.

Quá đói hoặc quá no đều khiến cơ thể bạn không dễ chịu, tay chân uể oải, không muốn hoạt động – YENplus

5. Lạm dụng caffeine

Vừa đủ caffeine là cách tốt nhất để giúp bạn tỉnh táo ngay lập tức. Tuy nhiên, quá liều caffeine lại phản tác dụng, khiến bạn bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng trong người. Đó là lý do vì sao uống 1 cốc cà phê mỗi ngày là đủ, nếu nhiều hơn có thể khiến bạn thấy rất khó chịu.

Cách khắc phục ổn nhất là cắt giảm dần, đừng dừng đột ngột sẽ kéo theo tác dụng phụ khi cắt ngay lập tức loại đồ uống yêu thích của bạn. Một số thực phẩm giàu caffeine nên chú ý là cà phê, socola, trà, nước ngọt và một số loại thuốc Tây.

Quá liều caffeine lại phản tác dụng, khiến bạn bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, làm bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng trong người – YENplus

6. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho ai đó lâm vào trạng thái người mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Nếu như sau khi ăn no xong bạn lại thấy quả mệt nhọc, kiệt sức, khó thở và ngực bị đè nặng khó chịu. Có thể do bạn đã bị dị ứng với loại đồ ăn nào đó mà bạn đã ăn, tình trạng này thuộc nhóm dị ứng nhẹ.

Dị ứng với bột ngọt (mì chính) là một ví dụ điển hình của chứng mệt mỏi uể oải do dị ứng thực phẩm. Nó không đủ để nổi ban đỏ hoặc gây ngứa và những thứ nghiêm trọng hơn nhưng đủ để khiến bạn mệt nhọc.

Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách xem lại chính xác bạn đã dị ứng với loại thực phẩm nào. Sau này hạn chế ăn nó là được. Nếu bạn chưa thể xác định đúng, hãy đến bác sĩ để được xét nghiệm dị ứng nhé.

Dị ứng thực phẩm cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho ai đó lâm vào trạng thái người mệt mỏi uể oải buồn ngủ - YENplus
Dị ứng thực phẩm cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho ai đó lâm vào trạng thái người mệt mỏi uể oải buồn ngủ – YENplus

7. Bệnh lý khiến bạn mệt mỏi uể oải buồn ngủ

Bạn thấy đấy, mệt mỏi buồn ngủ rã rời có thể do bạn bị thiếu ngủ, thiếu dinh dưỡng, trước đó bạn làm việc quá mệt mỏi. Nhưng đôi khi chứng mệt mỏi mãn tính lại xuất phát từ một chứng bệnh nặng mà bạn không ngờ tới.

Cho nên, nếu tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng đáng ngờ khác. Bạn hãy sớm đi bệnh viện làm các xét nghiệm và chẩn đoán liên quan để sớm điều trị bệnh kịp thời, tránh cho bệnh chuyển qua giai đoạn nặng bạn nhé.

Đôi khi chứng mệt mỏi mãn tính lại xuất phát từ một chứng bệnh nặng mà bạn không ngờ tới – YENplus

Dưới đây là một số chứng bệnh có thể trực tiếp gây ra sự mệt mỏi, suy kiệt, uể oải, buồn ngủ suốt cả ngày ở người bệnh:

Hội chứng mệt mỏi mạn tính và đau xơ cơ

Nếu bạn đã bị mệt mỏi suy kiệt không muốn làm gì kéo dài hơn 6 tháng, có thể bạn đã mắc phải hội chứng mệt mỏi mạn tính và đau xơ cơ. Mặc dù mỗi căn bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau nhưng điểm chung của hai chứng bệnh này là mệt mỏi và buồn ngủ không rõ nguyên nhân.

Bạn có thể khắc phục bằng cách rèn luyện lại thói quen ngủ mỗi ngày, tập thể dục nhẹ nhàng, vận động nhẹ để cảm thấy cơ bắp được cải thiện hơn.

Nếu bạn đã bị mệt mỏi suy kiệt không muốn làm gì kéo dài hơn 6 tháng, có thể bạn đã mắc phải hội chứng mệt mỏi mạn tính và đau xơ cơ - YENplus
Nếu bạn đã bị mệt mỏi suy kiệt không muốn làm gì kéo dài hơn 6 tháng, có thể bạn đã mắc phải hội chứng mệt mỏi mạn tính và đau xơ cơ – YENplus

Thiếu máu

Máu đóng vai trò là chất vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến tế bào. Cho nên khi cơ thể bị thiếu máu lập tức sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, hoa mắt, thiếu năng lượng, cơ thể chậm chạp, nhìn lờ mờ, không tập trung. Thậm chí tình trạng thiếu máu quá nặng có thể gây ngất xỉu.

Phụ nữ rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, nhất là sau khi sinh nở và sau chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể họ bị mất một lượng máu khá lớn nên dễ bị thiếu máu hơn. Những người mới trải qua một cuộc phẫu thuật cũng thường bị thiếu máu.

Nguyên nhân thiếu máu có thể do thiếu sắt, thiếu axit folic hoặc vitamin B12. Và giải pháp tốt nhất là bổ sung viên thuốc bổ (không cần kê đơn), hoặc ăn uống nhiều các thực phẩm bổ máu như yến sào, thịt bò, gan, đậu, sò, rau bina, bông cải xanh,…

Khi cơ thể bị thiếu máu lập tức sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, hoa mắt, thiếu năng lượng, cơ thể chậm chạp – YENplus

Thiếu hụt vitamin

Thiếu hụt vitamin cũng khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Những loại vitamin thiết yếu để duy trì cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức lực và hoạt động tốt là vitamin D, B12, kali, sắt và magie và nhiều loại khác.

Đặc biệt, nếu cơ thể bị thiếu vitamin B12 sẽ gây nên nhiều vấn đề ở não bộ, hệ thần kinh, hậu quả làm cho bạn luôn mệt nhọc uể oải buồn ngủ. Các yếu tố thúc đẩy thiếu hụt vitamin B12 có thể do tuổi già, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc chế độ ăn chủ yếu là thực vật. Nếu bạn cảm nhận cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, kèm theo ngứa ở lòng bàn tay lòng bàn chân, chóng mặt, mất trí nhớ, suy giảm thị lực… Có thể bạn đã thiếu vitamin B12 rồi.

Để biết chính xác cơ thể của bạn đang thiếu loại vitamin nào, hãy đi xét nghiệm máu. Sau đó, hãy sớm bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm hằng ngày hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hữu ích. Chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân bằng, ăn nhiều hải sản, cá, thịt nạc, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các loại hạt, rau xanh,… là nguồn bổ sung vitamin và chất khoáng tốt nhất cho cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc bổ chứa vitamin nhóm B (B1, B6, B12, B2, B3, B5), vitamin C, E, A, D, Biotin (vitamin H) và Acid Folic (vitamin M),… để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể tỉnh táo khỏe khoắn hơn.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một chứng bệnh rối loạn chuyển hóa. Ở người bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu cao bất thường do chúng không thể đi vào tế bào để tạo ra năng lượng. Điều đó khiến cho người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thích ngủ, ngủ nhiều,…

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn cũng đã ăn uống đủ chất và không bị thiếu ngủ. Vậy thì hãy đi xét nghiệm máu xem có bị tiểu đường hay không. Nếu mắc chứng bệnh này, hãy xác định đó là một bệnh mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể được điều trị insulin, dùng thuốc, thay đổi thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng để kiểm soát bệnh.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận sản sinh ra các hormone để điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Khi tuyến giáp gặp trục trặc, sản sinh quá nhiều hoặc quá ít hormone đều ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa. Cơ thể bị thiếu hụt năng lượng khi hoạt động chuyển hóa bị rối loạn là nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy người mệt mỏi uể oải buồn ngủ.

Khi tuyến giáp gặp trục trặc, sản sinh quá nhiều hoặc quá ít hormone đều ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa – YENplus

Bệnh tim

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim. Ở Mỹ, các báo cáo y tế cho biết khoảng 71% phụ nữ cảm nhận mệt mỏi kéo dài khoảng 1 tháng trước cơn nhồi máu cơ tim (đột quỵ).

Nếu gần đây bạn cảm thấy mệt nhọc hơn ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi, bạn khó có thể hoạt động gắng sức được nữa. Cơ đau ngực mơ hồ cho đến nặng dần kèm theo nhiều triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ, khó thở,… hãy đi khám sớm để xác định có phải bệnh tim mạch không và sớm điều trị bạn nhé.

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh về tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim – YENplus

Các vấn đề về tâm lý (căng thẳng kéo dài, trầm cảm, lo lắng,…)

Cuộc sống này có quá nhiều thứ khiến bạn phải lo toan, suy nghĩ, từ chuyện công việc đến đời sống tình cảm, gia đình, con cái, tiền bạc. Những sự kiện lớn như thất nghiệp, chuyển nhà, mất người thân,… luôn khiến bạn suy nghĩ liên tục và thậm chí không thoát khỏi vấn đề đó được.

Lo lắng, lo âu, suy tư, căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần. Và hầu hết các vấn đề tâm lý cũng là gốc rễ gây nên nhiều chứng bệnh mãn tính nguy hiểm.

Các triệu chứng nổi bật của bệnh tâm lý thường là kích động, khó ngủ, lo lắng về sự việc đã hoặc sắp diễn ra,… Hầu như bạn cảm thấy mệt mỏi uể oải suốt cả ngày và bạn chẳng muốn làm gì khác. Một số người còn xuất hiện triệu chứng bỏ ăn chán ăn, ăn không nổi hoặc là ăn quá nhiều, trong khi số khác thấy mất ngủ hoặc có người lại ngủ li bì không muốn tỉnh dậy. Cảm thấy tuyệt vọng cũng là vấn đề thường gặp ở những người bị trầm cảm, đó cũng là động cơ thúc đẩy những vụ tự vẫn ở người trầm cảm.

Trầm cảm cũng thường xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới. Phụ nữ sau sinh và đang ở độ tuổi 30 rất dễ bị trầm cảm vì nhiều lý do khác nhau.

Trầm cảm và nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều. vì vậy, ngay khi bạn đang cảm thấy quá mức áp lực, buồn bã, lo âu,… về việc gì đó. Hãy nghỉ ngơi, dừng mọi việc lại, điều chỉnh tâm trạng. Tốt nhất bạn nên nói chuyện với ngườI thân để giải tỏa bớt tâm trạng hoặc tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.

Lo lắng, lo âu, suy tư, căng thẳng kéo dài có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần – YENplus

Chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn luôn cảm giác mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ vào ban ngày. Dù bạn có cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm và cảm giác ngủ rất ngon nhưng thực tế thì khi mắc chứng bệnh này, bạn đâu thể ngủ chất lượng được. Đa số mọi người sẽ không biết bản thân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Nếu bạn thấy luôn buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày, kiểu cảm giác luôn thiếu ngủ. Hãy nghĩ đến chứng ngưng thở khi ngủ và khắc phục bằng cách giảm cân nếu bạn bị thừa cân béo phì. Bỏ thuốc lá nếu bạn là người hút thuốc lá thường xuyên. Bạn cũng nên tập hít thở sâu đúng cách như cách hồi phục phổi ở bệnh nhân Covid-19 để giúp cải thiện đường hô hấp của bạn.

Mang thai

Ngay ở giai đoạn đầu tiên của thai kỳ nhiều mẹ bầu luôn muốn ngủ, họ có thể ngủ li bì, thậm chí thèm ngủ hơn là thèm ăn. Trong khi những mẹ bầu bị ốm nghén chắc chắn sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi khó chịu, buồn ngủ và kiệt sức. Sau tuần 12 của thai kỳ, thai nhi đã ổn định hơn, tình trạng ốm nghén giảm hớt thì mẹ bầu cũng đỡ thấy buồn ngủ mệt mỏi hơn.

Dù trước đây mẹ bầu có thức khuya đến đâu thì ngay khi biết tin mang thai hãy điều chỉnh lại giấc ngủ. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi đêm, đi ngủ sớm dậy sớm và nên ngủ trưa tầm 30 phút. Thời gian nghỉ ngơi lý tưởng kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ là cơ sở để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Và cũng đồng thời ngăn chặn được tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ ở bà bầu.

Nếu tình trạng nghén ngủ hơi nghiêm trọng, mẹ bầu có thể thử uống nước ép hoa quả, nước chanh, trà gừng,… để tỉnh táo hơn.

Những mẹ bầu bị ốm nghén chắc chắn sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi khó chịu, buồn ngủ và kiệt sức – YENplus

Béo phì

Những người béo phì rất thích ăn và thích ngủ, họ cũng thường xuyên ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng trên thực tế họ lại càng muốn ngủ nhiều hơn và họ thấy mệt mỏi kèm theo buồn ngủ. Nguyên nhân là do các tế bào mỡ (đặc biệt là tế bào mỡ vùng bụng) ở người béo phì sản sinh ra một hoạt chất miễn dịch là cytokine. Chất này khiến cho họ liên tục cảm thấy buồn ngủ và dù ngủ nhiều vẫn muốn ngủ thêm nữa.

Để cải thiện tình trạng này bạn cần điều chỉnh lại lượng calo nạp vào cơ thể, giảm cân và tập luyện thể dục thể thao để khỏe mạnh hơn. Giảm cân sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đỡ buồn ngủ và đỡ mệt mỏi hơn.

Những người béo phì rất thích ăn và thích ngủ
Những người béo phì rất thích ăn và thích ngủ – YENplus

Bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu luôn khiến bạn cảm thấy buồn tiểu nhưng lại không tiểu được hoặc tiểu giắt gây khó chịu. Tình hình này càng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, làm cho bạn khó ngủ ngon giấc, ngủ chập chờn, khiến cơ thể luôn mệt mỏi buồn ngủ vào ban ngày.

Khi có các triệu chứng khó chịu ở đường tiết niệu, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Sớm chấm dứt bệnh để quay lại cuộc sống vui vẻ thường ngày nhé.

Bệnh mất ngủ kinh niên

Mất ngủ kinh niên thường gặp ở những người trung niên cho đến cao tuổi. Biểu hiện của bệnh này là ban ngày cực kỳ buồn ngủ nhưng lại khó ngủ vào ban đêm. Bệnh kéo dài nếu không có cách nào can thiệp sẽ khiến người bệnh bị kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cho nên người lúc nào cũng mệt mỏi, ủ rũ, khó chịu, chẳng còn sức lực để làm gì.

Bệnh mất ngủ kéo dài nếu không có cách nào can thiệp sẽ khiến người bệnh bị kiệt sức, mệt mỏi, ảnh hưởng đến hệ thần kinh -YENplus

Bệnh về xương khớp

Các chứng bệnh về xương khớp nhất là viêm khớp dạng thấp vô cùng khó chịu. Bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự tấn công chính nó và tấn công vào xương khớp, sụn khớp, khiến sụn và xương không thể phục hồi được. Các cơn đau nhức khiến bạn mệt mỏi, đau, chẳng muốn ăn uống và thường chỉ muốn ngủ nhiều.

Bệnh về gan

Gan là một cơ quan vô cùng quan trọng trong cơ thể, gan thực hiện vô số chức năng quan trọng. Nếu mắc bệnh ở gan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của gan, gan không còn dự trữ đủ vitamin và khoáng chất, không thể sản xuất đủ protein cho cơ thể, khó có thể kịp thời tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể lúc cần thiết.

Cho nên khi gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng và nhiều rối loạn chuyển hóa khác. Thường thì triệu chứng điển hình nhất sẽ là buồn ngủ liên tục, mệt mỏi liên tục.

Khi gan bị tổn thương sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng và nhiều rối loạn chuyển hóa khác – YENplus

Bệnh suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh khiến bạn luôn buồn ngủ và có ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày cũng không khỏe lên được. Thậm chí khi càng ngủ nhiều thì người bệnh lại càng cảm thấy suy kiệt hơn. Kèm theo mất ngủ là nhiều triệu chứng khác như luôn thấy khó chịu, bực dọc, không yên tâm, bồn chồn, nằm trên giường vẫn luôn lo lắng điều gì đó, rối loạn giấc ngủ.

Bệnh suy nhược thần kinh nếu không sớm điều trị cũng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như đau tức ngực, khó thở, thở gấp, tim hồi hộp đập nhanh, chán ăn, khó chịu, bệnh tiêu hóa, kinh nguyệt không đều,…

Suy nhược thần kinh khiến bạn luôn buồn ngủ và có ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày cũng không khỏe lên được – YENplus

Bệnh lao

Vi khuẩn lao tấn công phổi của người bệnh và gây ra bệnh lao phổi. Khi nhiễm bệnh sẽ khiến cơ thể bị sút cân nhanh, gầy rất nhanh và thường xuyên mệt nhọc, suy nhược, kiệt sức. Ngoài ra khi biết tin mắc bệnh lao phổi, đa số bệnh nhân rơi vào lo lắng, stress, chẳng thiết tha ăn uống, thiếu hụt dinh dưỡng, vậy nên họ thường mệt nhọc, uể oải và buồn ngủ.

Bệnh đau nửa đầu

Xung quanh một cơn đau nửa đầu là vô số những cảm giác bức bối, khó chịu, mệt nhọc, cáu gắt, thậm chí còn trầm cảm. Nếu bệnh đau nửa đầu kéo dài không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của người bệnh.

Mệt mỏi do đau nửa đầu chủ yếu là thiếu máu lên não. Trong khi các gốc tự do tấn công vào mạch máu sẽ gây tổn thương mạch máu, các cục máu đông, xơ vữa động mạch làm giảm lượng máu lên não.

Bệnh lý về huyết áp

Bệnh huyết áp kể cả huyết áp cao hay huyết áp thấp đều gây mệt mỏi và lờ đờ cho người bệnh. Mệt mỏi cũng là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán bệnh huyết áp, do chức năng lọc thải bị trục trặc gây tăng huyết áp, gây thiếu máu đến các cơ quan làm cho bạn thấy mệt mỏi. Với người huyết áp thấp sẽ thường thấy lờ đờ, suy kiệt, chóng mặt, uể oải.

Bệnh huyết áp kể cả huyết áp cao hay huyết áp thấp đều gây mệt mỏi và lờ đờ cho người bệnh – YENplus

Bệnh lý tai mũi họng

Các chứng bệnh tai mũi họng thường gặp như viêm xoang, viêm amydan, viêm mũi dị ứng hoặc chứng ngưng thở khi ngủ. Khiến cho bạn không thể ngủ ngon được, giấc ngủ bị rối loạn, thiếu ngủ, kết quả là hôm sau bạn liền rơi vào tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ.

Các chứng bệnh tai mũi họng thường gặp như viêm xoang, viêm amydan, viêm mũi dị ứng khiến cho bạn không thể ngủ ngon được, giấc ngủ bị rối loạn, thiếu ngủ, kết quả là hôm sau bạn liền rơi vào tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ -YENplus

Bệnh lý nhiễm trùng và truyền nhiễm

Bất kỳ ai mắc chứng bệnh nhiễm trùng đều sẽ rất yếu ớt, mệt mỏi, suy kiệt và kèm theo sốt. Đôi khi nhiễm trùng liên quan đến tủy xương, phổi hoặc cơ tim thì tình trạng mệt mỏi càng trầm trọng hơn rất nhiều.

Bệnh về đường hô hấp

Hầu hết các bệnh lý về hô hấp đều gây nên chứng khó thở, ho, đau họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi và có thể kèm theo sốt. Với các căn bệnh phổ biến như viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp,…

Như vậy, khi bạn bị đau nhức mệt mỏi uể oải buồn ngủ và kèm theo nhiều triệu chứng ho, khó thở. Hãy đi bệnh viện để khám sức khỏe tổng quát xem bạn bị bệnh gì nhé. Việc trì hoãn thăm khám chỉ khiến cho bệnh thêm nặng và cản trở quá trình điều trị mà thôi. Đi bệnh viện phát hiện bệnh sớm để chữa trị đơn giản, nhanh khỏi và ít tốn kém hơn.

Suy tuyến thượng thận

Mặc dù bệnh suy tuyến thượng thận không phổ biến giống như bệnh suy tuyến giáp nhưng nó cũng có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chẳng muốn làm gì. Kèm theo đó là các biểu hiện như đau đầu, giảm cân, đau bụng, tiêu chảy và tăng sắc tố da.

Bệnh suy tuyến thượng thận không phổ biến giống như bệnh suy tuyến giáp nhưng nó cũng có triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chẳng muốn làm gì – YENplus

Nên làm gì để cải thiện tình trạng mệt mỏi uể oải buồn ngủ?

Bạn thấy đó, có quá nhiều nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy người mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Vì vậy, cách khắc phục tốt nhất là xác định đúng lý do khiến bạn luôn mệt mỏi kiệt sức và giải quyết dứt điểm nó đi. YENplus có một số lời khuyên hữu ích để bạn tạm xua tan đi những nguyên nhân chủ yếu nhất khiến bạn không ổn về thể chất và tinh thần.

1. Giải quyết từng nguyên nhân gây bệnh mệt mỏi buồn ngủ

Ở phần bên trên, YENplus đã lồng ghép khá nhiều cách khắc phục cho từng nguyên nhân gây tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ cụ thể. Bạn đọc lại để biết nên làm gì giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn nhé. Còn ở đây, YENplus sẽ gợi ý những biện pháp chủ yếu về thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng để giúp bạn cảm thấy đỡ mệt hơn, tái tạo năng lượng, tỉnh táo, vui vẻ hơn mỗi ngày nhé!

Nếu bạn mệt mỏi vì thiếu ngủ:

Ngủ đủ giấc là một cách để giúp bạn đủ tỉnh táo và luôn có một sức khỏe ổn định, cũng đồng thời ngăn chặn nhiều chứng bệnh ghé thăm vào một ngày nào đó. Dưới đây YENplus sẽ bật mí cho bạn một số biện pháp giúp dễ ngủ hơn và ngủ sâu hơn:

  • Nên duy trì một lịch sinh hoạt ổn định, đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định, thực hiện đều đều hằng ngày sẽ giúp bạn thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể ổn định hơn để dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Hạn chế ngủ trưa hoặc chỉ ngủ trưa tầm 30 phút là đủ tỉnh táo vào buổi chiều. Ngủ trưa quá nhiều sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Bạn cũng nên giới hạn thời gian thức trên giường, nghĩa là cố gắng leo lên giường và ngủ nhanh nhất có thể. Trong vòng 5 – 10 phút sau khi nằm trên giường mà chưa thấy buồn ngủ, bạn hãy rời giường, đọc sách hoặc làm gì đó giúp bạn thấy dễ ngủ hơn và quay lại giường.
  • Hãy để phòng ngủ của bạn tối, mát mẻ và yên tĩnh, đó là môi trường lý tưởng để giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Tránh tiêu thụ caffeine sau buổi trưa vì tác dụng của chất này có thể kéo dài đến tối và khiến bạn mất ngủ.
  • Tránh uống nhiều rượu bia, chất kích thích vì chúng khiến cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn và có thể mất ngủ sau khi thức dậy giữa đêm.
Mệt mỏi vì thiếu ngủ – YENplus

Nếu bạn mệt mỏi uể oải vì thiếu dinh dưỡng:

Bạn hoàn toàn có thể thay đổi chế độ ăn uống của bản thân trở nên lành mạnh hơn. Hãy ngăn chặn tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ bắt đầu từ một số thói quen nhỏ dưới đây:

  • Ăn vừa đủ lượng calo phù hợp với độ tuổi, giới tính, mức độ vận động của bạn. Bởi vì ăn quá nhiều hoặc quá ít calo đều khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và chẳng muốn làm gì.
  • Bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, cung cấp nhiều chất xơ và dinh dưỡng cho cơ thể. Những lựa chọn hữu ích bao gồm yến mạch, gạo lứt, bột ngô nguyên chất,…
  • Bạn cũng nên ăn khoảng 50% khẩu phần ăn là nhóm rau củ và trái cây.
  • Dùng sữa ít béo sẽ giúp hạn chế nạp chất béo bão hòa vào cơ thể, giúp bạn giảm được lượng calo không có lợi, chừa chỗ để nạp vào lượng calo từ những thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein có lợi như cá, thịt gia cầm, sữa, thịt nạc và một số hải sản giàu omega-3. Nên hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn (thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng,…)
  • Nên ăn uống đều độ với 3 bữa ăn chính, thêm 2 bữa ăn nhẹ lành mạnh với các loại hạt như óc chó, hạt hạnh nhân, hạt điều, sữa chua, trái cây. Nên tránh ăn những đồ ăn vặt chứa calo rỗng dễ gây béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Bạn cũng có thể ngăn chặn tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ bằng cách uống đủ nước, giúp cơ thể thoải mái hơn, tăng cường trao đổi chất, giúp bạn thay đổi tâm trạng và phòng chống táo bón.
  • Đừng bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn rất quan trọng, bổ sung năng lượng để bắt đầu một ngày tỉnh táo, khỏe mạnh.
  • Hãy hạn chế ăn đường mặc dù các thực phẩm nhiều đường giúp bạn nhanh chóng cảm thấy tốt hơn, no hơn, nạp đủ năng lượng. Nhưng ăn quá nhiều đường sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải và buồn ngủ hơn đấy.
Mệt mỏi vì thiếu dinh dưỡng – YENplus

Nếu bạn mệt mỏi do chứng bệnh trầm cảm:

Nếu tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ xuất phát từ lý do tâm lý căng thẳng, bệnh trầm cảm, những lo âu, stress, áp lực công việc,… Hãy thư giúp bản thân trở nên bình tĩnh hơn và đỡ mệt hơn bằng một số biện pháp dưới đây bạn nhé!

  • Xác định rõ nguồn gốc của vấn đề mà bạn đang suy nghĩ rồi sau đó mới tìm đúng cách giải quyết.
  • Hãy đảm nhận đủ số lượng công việc mà bạn làm được, đừng ôm đồm, kể cả là việc nhà hay việc cơ quan. Hãy biết khi nào cần nói KHÔNG.
  • Nếu ai đó thường xuyên làm bạn căng thẳng hãy nói rõ với người đó, dừng việc này lại đi, và bạn cũng nên hạn chế hoặc không gặp gỡ đối tượng đó cho đến khi bạn thấy ổn.
  • Thử nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn. Ví dụ như sếp giao cho bạn một công việc quá sức, đừng vội bi quan, hãy xem đây là cơ hội cho bạn thử sức và thăng tiến.
  • Chấp nhận những điều không thay đổi được, cái chết của người thân yêu hay căn bệnh mà họ mắc phải. Đó là điều mà bạn không thể làm gì khác được, không có phép màu xảy ra nhiều. Vậy nên hãy chấp nhận sự thật đó và sớm quay trở lại nhịp sống bình thường bạn nhé.
  • Ghim trong lòng những điều tệ hại, những người tệ hại, những ai tổn thương bạn không phải là cách hay. Hãy học cách tha thứ không phải cho kẻ đó mà là tha cho chính mình, để bản thân bạn được thảnh thơi, vui vẻ sống tiếp hành trình của bạn.
  • Và bạn biết không, thật tuyệt vời khi bạn có thể “tiêm một liều thuốc hạnh phúc” hoàn toàn miễn phí và không tác dụng phụ. Đó là TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT. Vận động sẽ giúp giải phóng hormone endorphin – một loại hormone hạnh phúc. Giúp bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn rất nhiều đấy. Nếu bạn không thể vận động nặng, chạy nhanh,… thì hãy đi bộ nhẹ nhàng, đi dạo trong vườn cũng có hiệu quả tương tự đó.
Mệt mỏi uể oải buồn ngủ do tâm lý căng thẳng, bệnh trầm cảm, những lo âu, stress, áp lực công việc,…- YENplus

Nếu bạn uể oải do quá ít vận động:

Ngay bây giờ, bạn có thể đứng lên khỏi ghế và đi dạo lanh quanh trong phòng. Làm vài động tác tay chân gập người đơn giản. Hoặc thậm chí là duỗi thẳng tay lên trời, thả lỏng phần vai gáy, đi lấy một cốc cà phê mới. Cũng đủ cho bạn đỡ mệt mỏi kiệt sức hơn rất nhiều rồi đó.

Và từ ngày mai, hãy tập thể dục đi bạn nhé, chạy bộ một vòng quanh vườn của bạn cũng đủ giúp đầu óc tỉnh táo hơn và cung cấp một nguồn năng lượng tích cực cho ngày mới đấy.

Nếu có thể, hãy mua thẻ tập ở các phòng gym hoặc câu lạc bộ yoga bạn thích. Ở đó bạn có nhiều người đồng hành, tập luyện vui vẻ hơn và có thể hứng thú hơn rất nhiều đấy.

Uể oải do quá ít vận động – YENplus

Nếu bạn mệt mỏi uể oải do bệnh lý:

Có quá nhiều căn bệnh gây ra chứng mệt mỏi mãn tính. Và nếu bạn đã làm đủ mọi cách từ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tập luyện chăm chỉ, thay đổi thói quen sinh hoạt, cải thiện tâm trạng,… nhưng không cải thiện được tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Vậy thì hãy đi bệnh viện thăm khám tổng quát để xác định có phải bạn đang mắc chứng bệnh nào đó hay không.

Khi đã biết chính xác căn bệnh nào làm cho bạn luôn kiệt sức mệt mỏi, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp, giúp bạn sớm khôi phục.

Mệt mỏi uể oải do bệnh lý – YENplus

2. Xây dựng lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh luôn là tiền đề cho sức khỏe tốt và giúp bạn tránh được chứng mệt mỏi mãn tính. Sống lành mạnh còn giúp bạn vui tươi hơn, khỏe khoắn hơn, tự tin hơn, bạn sẽ sống lâu hơn và trông bạn trẻ trung hơn, hạnh phúc hơn.

Bạn có thể thử áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây, YENplus tin rằng bạn sẽ cải thiện được cuộc sống, sức khỏe, tinh thần của bản thân. Và chẳng sợ sự mệt mỏi uể oải buồn ngủ làm phiền bạn nữa!

Hãy thay đổi dần thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống, tập thể dục của bạn để ngày càng có cuộc sống lành mạnh hơn. Bằng cách:

Đảm bảo sự khỏe mạnh về thể chất

Bạn sẽ khỏe mạnh hơn về thể lực khi ăn uống đủ chất, ăn đồ ăn lành mạnh, tập thể dục và đi ngủ đúng cách.

  • Đảm bảo bạn ngủ liên tục 5h – 8h mỗi đêm và có giấc ngủ chất lượng (ngủ ngon, ngủ sâu, không ác mộng, không tỉnh dậy nửa đêm,…). Nếu quá khó để đi vào giấc ngủ hoặc bạn thường mất ngủ kinh niên, bạn bị trầm cảm,… có thể tập thiền hoặc yoga để dễ ngủ hơn.
  • Tăng cường vận động sẽ giúp cơ thể và tinh thần của bạn khỏe mạnh hơn. Tuần hoàn máu tốt hơn khi bạn vận động nhiều hơn, do đó bạn có làn da đẹp hơn và mái tóc óng mượt hơn. Tinh thần của bạn cũng liên tục được thoải mái vui vẻ hơn đấy. Vì vậy, hãy tích cực đi bộ thay vì đi xe đạp, xe máy hay ô tô. Nếu có thể bạn nên chạy xe đạp khoảng 3 – 5 lần mỗi tuần. Và tập bất kỳ môn thể thao nào mà bạn yêu thích.
  • Bạn cũng nên tránh những thói quen xấu như ăn thực phẩm không lành mạnh. Bạn cũng không nên ăn kiêng quá mức khiến bạn sụt cân nhanh sẽ gây nên nhiều mệt nhọc uể oải. Bạn cũng nên giảm cân đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
  • Bạn cũng nên tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, chất kích thích để thân thể khỏe mạnh, ngoại hình xinh đẹp và tinh thần sảng khoái hơn.
Bạn sẽ khỏe mạnh hơn về thể lực khi ăn uống đủ chất, ăn đồ ăn lành mạnh, tập thể dục và đi ngủ đúng cách – YENplus

Đảm bảo sự khỏe mạnh về tinh thần

Một tinh thần vui tươi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất của bạn. Cho nên mới có chuyện người bị trầm cảm sẽ luôn trong tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Vậy làm thế nào để có thể khỏe mạnh về tinh thần?

  • Đầu tiên, bạn nên học cách yêu thương trân trọng bản thân mình. Sau đó mới yêu thương bạn bè người thân quanh bạn, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống hiện tại của bạn.
  • Trau dồi kiến thức, đọc sách, tìm hiểu thông tin và theo đuổi một mục tiêu lớn trong cuộc đời bạn. Khi có một động lực mạnh mẽ có thể thúc đẩy mỗi ngày của bạn trôi qua ý nghĩa, đầy màu sắc và vui vẻ hơn.
  • Biết yêu thương, trân trọng, tha thứ và hàn gắn các mối quan hệ nếu có thể. Tất nhiên, bạn không nên nín nhịn cam chịu trong lòng. Hãy giải tỏa stress, giải tỏa tâm trạng của bạn theo cách phù hợp với bạn. Tha thứ cho ai đó cũng là một cách để bạn tha thứ cho chính mình, giải thoát cho chính mình. Đừng vì bất kỳ ai mà khiến cho bạn lâm vào trạng thái trầm cảm bạn nhé.
  • Sống chậm lại và học cách suy ngẫm. Cuộc sống hiện đại trôi nhanh đến mức khiến bạn choáng ngợp và lạc lối. Lúc quá mệt mỏi, hãy chậm lại một chút, học cách suy ngẫm ít phút trước khi đi ngủ hoặc vào ban sớm khi mới thức dậy. Bạn sẽ tìm lại sự cân bằng trong tinh thần, suy nghĩ thoáng hơn, đi đúng hướng hơn.
Một tinh thần vui tươi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất của bạn - YENplus
Một tinh thần vui tươi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất của bạn – YENplus

3. Tích cực thăm khám bệnh định kỳ và chữa trị bệnh (nếu có)

Người mệt mỏi uể oải buồn ngủ có thể chỉ là xuất phát từ thói quen sinh hoạt chưa khoa học hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Bạn chỉ cần điều chỉnh lại đôi chút là mọi thứ sẽ ổn ngay. Nếu xuất phát từ vấn đề tâm lý thì tốt nhất vẫn là tìm ra nguyên nhân và giải quyết chúng. Có thể bạn cũng cần sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý để chữa lành những tổn thương tinh thần.

Tuy nhiên, khi triệu chứng mệt mỏi không bắt đầu từ những lý do này. Và chứng mệt mỏi uể oải của bạn đã kéo dài trên 2 tuần mà không thuyên giảm, ngày một nghiêm trọng hơn, có thể nguyên nhân là một chứng bệnh nguy hiểm nào đó.

Bạn biết đấy, hầu hết bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh tiểu đường và ung thư. Đều là những chứng bệnh âm thầm, hầu hết không có dấu hiệu rõ ràng, triệu chứng mệt mỏi cũng rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những nguyên nhân bình thường. Vậy nên, tốt nhất vẫn nên thăm khám sức khỏe định kỳ tầm 6 tháng – 12 tháng một lần. Để kịp thời phát hiện ra những bất thường và điều trị tích cực hơn, dễ điều trị hơn, có thể ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hoặc đến giai đoạn cuối không chữa được.

Nếu bạn đang có một vấn đề nào đó về sức khỏe (tạm gọi là bệnh nền), hãy liên tục theo dõi sức khỏe và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bạn cũng nên tái khám đúng lịch để kiểm soát bệnh tật.

Nếu bạn đang có một vấn đề nào đó về sức khỏe (tạm gọi là bệnh nền), hãy liên tục theo dõi sức khỏe và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ – YENplus

4. Khi nào nên đi bệnh viện ngay?

Khi bạn bị mệt mỏi đột ngột kèm theo một vài triệu chứng bất thường nào đó, có thể đó là lời cảnh báo một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám ngay lập tức:

  • Thở gấp khi nằm xuống hoặc tập luyện. Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh mạch vành hoặc bệnh phổi.
  • Giảm cân đột ngột không do ăn kiêng, không rõ nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư, tiểu đường, viêm nhiễm mãn tính hoặc bệnh tuyến giáp.
  • Sốt và đổ mồ hôi lạnh vào ban đêm là dấu hiệu viêm nhiễm rất nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể do nhiễm HIV, sốt Malta, tuberculosis, hay endocarditis.
  • Da vàng, da xám hoặc vàng mắt cũng nên đi khám ngay vì đó thường là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nặng hoặc bệnh gan.
  • Đi ngoài phân có máu (phân màu đen hoặc xen lẫn các vệt máu đỏ tươi), nôn ra máu… đó là triệu chứng xuất huyết dạ dày, không đi bệnh viện ngay rất dễ tử vong.
  • Nhìn mở, giảm thị lực, da mất cảm giác, nổi gân ở cổ, yếu cơ, đau vùng dạ dày, lõm ở tay/nách/háng,… cũng nên đi khám ngay.

Yến sào – Thực phẩm vàng ngăn chặn triệt để chứng mệt mỏi uể oải buồn ngủ

Bạn có biết, trong số những thực phẩm tuyệt vời sức dành cho sức khỏe và tinh thần chính là yến sào? Từ xa xưa, yến sào đã được xưng tụng là “thần dược”, “thực phẩm vàn””, “bát trân” quý giá. Cho nên những bữa tiệc cung đình xa hoa của vua chúa mới được gọi là yến tiệc. Nếu dạo gần đây bạn hay lâm vào trạng thái người mệt mỏi uể oải buồn ngủ, hãy sử dụng yến sào để cải thiện tình hình.

Trong tổ yến có chứa hàm lượng lớn chất đạm cao cấp, 18 loại axit amin thiết yếu, hơn 30 nguyên tố vi khoáng chất và 7 loại đường quan trọng. Chỉ với riêng yến sào đã đủ để bổ sung dinh dưỡng, bổ sung nhiều vi chất, hoạt chất để tăng cường sức khỏe, giúp bạn khỏe mạnh hơn.

  • Tổ yến giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, kích thích tiêu hóa, ngăn chặn các bệnh ở hệ tiêu hóa.
  • Các nguyên tố vi lượng giúp bạn ăn ngon miệng hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và có chỉ số BMI đúng chuẩn. Ngăn chặn bệnh béo phì thừa cân và cũng ngăn chặn tình trạng suy dinh dưỡng (một trong những lý do chính gây mệt mỏi).
  • Tổ yến còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi những viêm nhiễm, nhiễm trùng, thay đổi môi trường.
  • Tổ yến rất bổ máu huyết, hạn chế bệnh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu vitamin hoặc axit folic. Tổ yến có khả năng tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế được các bệnh cục máu đông, xơ vữa động mạch, ngăn chặn sự mệt mỏi do bệnh tim mạch, huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
  • Với tất cả cơ quan như hệ hô hấp, gan, thận, phổi,… tổ yến đều giúp chữa lành nhanh những tổn thương. Duy trì hoạt động khỏe mạnh của các cơ quan và ngăn chặn bệnh tật do gốc tự do, quá trình oxy hóa trong cơ thể do tuổi tác hay lối sống không lành mạnh.
  • Tổ yến là thực phẩm tốt, lành mạnh, ăn ngon, phù hợp với tất cả mọi người.

Bạn có thể thử ăn 100gr yến sào trong vòng 1 tháng, ăn cách ngày, mỗi lần ăn không quá 10gr yến. Sau 1 tháng, bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt hơn của sức khỏe. Nên kèm theo lối sống lành mạnh để hiệu quả của yến sào càng thêm rõ ràng hơn nhé.

Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để tự chế biến tổ yến tại nhà, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm yến sào cao cấp của Nàng Yến. Một đơn vị uy tín, lâu năm trong ngành yến sào, thương hiệu đã được khẳng định trong và ngoài nước.

Đặc biệt, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chiết xuất từ những nguyên liệu hảo hạng trên nền yến sào Nàng Yến. YENplus là thương hiệu tuyệt vời để bạn cân nhắc thêm.

Các sản phẩm nổi bật của YENplus bao gồm:

  • ZEN NANO COLLA và YENcolla – Cùng bạn gìn giữ thanh xuân: Giảm sạm nám, hạn chế quá trình lão hoá, giúp da tươi sáng, mịn màng.
  • ZEN TUSAM – Tự hào phái mạnh: Giảm mệt mỏi, cải thiện sức khoẻ, tăng cường sinh lý.
  • ZEN WELLNESS – Củng cố sức khoẻ nền: Tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ hô hấp, tăng cường sức khoẻ.
YENplus là thương hiệu sở hữu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chiết xuất từ những nguyên liệu hảo hạng trên nền yến sào - YENplus
YENplus là thương hiệu sở hữu các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp chiết xuất từ những nguyên liệu hảo hạng trên nền yến sào – YENplus

Liên hệ ngay với YENplus để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về sản phẩm mà bạn đang quan tâm nhé!

Lời kết

Qua bài viết trên đây, YENplus hi vọng bạn đã hiểu hơn về tình trạng người mệt mỏi uể oải buồn ngủ là gì, nguyên nhân nào gây bệnh và những cách giải quyết phù hợp. Hãy sớm chăm lo cho sức khỏe thể chất và tinh thần ngay hôm nay, để luôn khỏe mạnh bạn nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *