Bài viết : Bệnh mãn tính là bệnh gì? Làm sao để chung sống
Bệnh mãn tính là một trong những căn bệnh đeo đuổi rất nhiều người hiện nay. Khi mắc các chứng bệnh có tính chất mãn tính sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Về vấn đề tinh thần cũng dễ bị suy sụp hơn và còn nhiều hệ lụy khác nữa. Vậy bệnh mãn tính là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh mãn tính ra sao? Làm thế nào để giúp đỡ người bệnh vui sống mỗi ngày? Hãy cùng YENplus tìm hiểu về những chứng bệnh mãn tính qua bài viết sau đây!
Bệnh mãn tính là bệnh gì?
Trước khi đến với những đặc điểm nhận dạng bệnh mãn tính, danh sách những căn bệnh mãn tính phổ biến. Hãy cùng YENplus tìm hiểu rõ hơn khái niệm bệnh mãn tính là bệnh gì.
1. Khái niệm bệnh mãn tính là bệnh gì
Vậy bệnh mãn tính là bệnh gì? Bệnh mãn tính hay còn gọi là bệnh mạn tính, đó là tình trạng bệnh kéo dài. Thường thì những triệu chứng kéo dài trên 1 năm, không thể chữa dứt điểm, liên tục phải có sự can thiệp của y tế hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Những căn bệnh gây trở ngại cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày cũng thuộc nhóm bệnh mạn tính.
*** Về mặt thuật ngữ, trong tiếng Hán Việt, “mạn” có nghĩa là “chậm, từ từ, dần dần” đúng với tính chất của bệnh mãn tính. Vậy nên trong y học hiện đại cũng thường gọi là bệnh mạn tính. Theo cách đọc vùng miền chúng ta quen gọi là bệnh mãn tính.
Theo các báo cáo…
Theo các báo cáo sức khỏe ở Hoa Kỳ cho biết, bệnh mạn tính như bệnh ung thư, bệnh tim và tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở đất nước này. Đồng thời chúng cũng tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe ở đó.
Tỷ lệ dân số mắc bệnh mãn tính đang ngày càng gia tăng và càng trẻ hóa. Điều đó thật đáng báo động trên khắp các quốc gia trên thế giới. Và theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính tăng lên chủ yếu thuộc 4 nhóm yếu tố nguy cơ dưới đây:
- Hút thuốc lá và hít khói thuốc lá thụ động.
- Uống rượu bia quá mức
- Lười vận động
- Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu dinh dưỡng, ăn quá ít trái cây và rau xanh. Trong khi lại ăn quá nhiều muối và chất béo bão hòa.
2. Đặc điểm của bệnh mãn tính
Bạn đã hiểu rằng bệnh mãn tính là bệnh gì – đó là những chứng bệnh kéo dài trên 1 năm và không trị dứt điểm. Vậy thì có những đặc điểm chuẩn xác nào sẽ xếp một căn bệnh thuộc vào nhóm bệnh mạn tính?
- Bệnh kéo dài tầm 3 tháng đến 1 năm.
- Bệnh diễn biến phức tạp, tiển triển âm thầm và không có dấu hiệu sớm rõ rệt.
- Bệnh mãn tính là bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào.
- Bệnh không thể chữa khỏi bằng thuốc hay bất kỳ biện pháp y tế nào hiện nay. Bệnh cũng không thể phòng ngừa bằng việc tiêm văc-xin và cũng không tự khỏi.
Và..
- Đa số bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có thể chung sống hòa bình với bệnh nếu họ kiểm soát sức khỏe tốt và ngăn chặn những yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển nặng hơn.
- Khi các triệu chứng của bệnh mạn tính chuyển biến nặng hơn, có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Nhiều người có thể bị tàn tật do di chứng của bệnh mạn tính.
- Bệnh mãn tính xuất hiện nhiều ở nhóm người trung niên và cao tuổi. Trong khi hiện nay chúng cũng bắt đầu “tấn công” sang nhóm người trẻ hơn.
- Tất cả những chứng bệnh mãn tính cần được chăm sóc chu đáo, theo dõi sức khỏe thường xuyên bởi bác sĩ, kiêng khem nhiều trong việc sinh hoạt và ăn uống. Như vậy sẽ giảm được tối đa bệnh chuyển nặng, các biến chứng nguy hiểm, để giúp người bệnh sống vui vẻ bình thường dù đang mắc bệnh.
Tình hình bệnh mãn tính tại Việt Nam và trên thế giới
Bệnh mãn tính ảnh hưởng đến gần như dân số trên toàn thế giới và ngay tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện tại, tình hình bệnh mãn tính đang tiến triển như thế nào? YENplus tham khảo vài thông tin tổng quát gửi đến bạn.
Tình hình bệnh mãn tính trên thế giới
Năm 1998, tại Mỹ có hơn 85% dân số trên 65 tuổi mắc ít nhất một căn bệnh mạn tính. Tình hình này tăng lên nhanh chóng và trên thế giới cũng tương tự. Thống kê đến năm 2001, toàn thế giới có khoảng 56,5 triệu ca tử vong do bệnh tật, chiếm 60% trong số đó liên quan đến bệnh mạn tính.
Các chuyên gia dự đoán, đến năm 2020, tỷ lệ gánh nặng của các bệnh mãn tính sẽ tăng lên 57% (trước đó là 46% trong năm 2001).
Trong tổng số những ca tử vong do bệnh mãn tính, chiếm một nửa là bệnh tim mạch. Trong khi đó bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cũng đang tăng lên chóng mặt. Điều đáng lo ngại là bệnh mãn tính đang xuất hiện ở nhóm người trẻ tuổi với xu hướng tăng lên chóng mặt.
Năm 2020, bệnh mãn tính chịu trách nhiệm cho hơn 75% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới. Hơn 70% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch thiếu máu cục bộ, đột quỵ và tiểu đường thuộc về các nước đang phát triển. Ở nhóm nước này, bệnh đái tháo đường đang tăng mạnh với 84 triệu người năm 1995 đến 228 triệu người vào năm 2025.
Tình hình bệnh mãn tính tại Việt Nam
Bệnh mãn tính tại Việt Nam cũng không hề khả quan, tỷ lệ người có ít nhất 1 chứng bệnh mãn tính cực kỳ cao với 7/10 người. Các thống kê sơ bộ cho thấy, nước ta có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, khoảng 2 triệu người mắc các bệnh liên quan đến phổi và hen suyễn.
Gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính gây ra chiếm khoảng 66% tổng gánh nặng bệnh tật trên toàn quốc. Khoảng hơn 43% tổng số ca tử vong do bệnh mạn tính là trước tuổi 70.
Những người mắc bệnh mãn tính ở nước ta thường chưa được chăm sóc đúng mực. Họ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thể chất và đặc biệt là tinh thần. Với rất nhiều nỗi lo về căn bệnh, tính mạng và chi phí điều trị.
Những điểm chung của những người mắc bệnh mãn tính
Không dễ chịu gì khi bản thân mắc một triệu chứng mãn tính hay hội chứng nào đó. Nhiều người bệnh mãn tính đã mở lòng chia sẻ về những gì họ đã trải qua. Chúng ta có thể hiểu hơn về người bệnh, người thân đang mắc bệnh của mình dựa vào những điểm chung bên dưới đây.
1. Cơn đau mãn tính
Với rất nhiều người mắc bệnh mãn tính đồng nghĩa họ sống chung với các cơn đau mạn tính. Nghĩa là cơn đau kéo dài hoặc ban đầu không đau đớn gì, nhưng càng về sau này sẽ càng đau đớn hơn, thay đổi thời tiết cũng khiến họ đau khổ.
2. Bệnh lâu dài và gần như không có cách chữa dứt điểm
Bệnh mạn tính kéo dài hết năm này qua tháng nọ và nếu đã mắc bệnh đồng nghĩa với không thể chữa khỏi. Mặc dù hầu như bệnh mạn tính nào cũng có thể được kiểm soát tốt bởi dinh dưỡng, thuốc, thực phẩm chức năng, chế độ tập luyện. Nhưng nhìn chung, bệnh nhân phải xác định tâm lý “sống trọn đời với bệnh”.
3. Ngày càng mệt nhọc hơn
Mặc dù mỗi bệnh mạn tính có những triệu chứng riêng biệt nhưng nhìn chung tất cả bệnh nhân đều cảm thấy mệt nhọc, uể oải và khó chịu. Họ rất dễ dàng mệt mỏi và đau đớn ngay cả khi đã chăm sóc sức khỏe rất tốt.
Vậy nên, cơ thể người mắc bệnh mạn tính luôn có một “thời gian biểu” riêng và họ bắt buộc phải tuân theo nhu cầu nghỉ ngơi của cơ thể mình. Đồng nghĩa, bạn sẽ phải từ bỏ vài thói quen, thú vui trước đây, thậm chí là những mối quan hệ xã hội nữa.
4. Các triệu chứng hầu như không thay đổi
Một căn bệnh mạn tính sẽ thường gây ra những triệu chứng, biểu hiện, cơn đau nhàm chán kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Triệu chứng này dường như được mặc định, ít thay đổi, nó chỉ nặng nề thêm khi sức khỏe của bạn có dấu hiệu đi xuống.
5. Dễ mắc bệnh trầm cảm hơn
Không ai có thể vui vẻ khi biết bản thân mắc một chứng bệnh chữa không được đúng không nào? Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi có tới khoảng hơn 1/3 số người mắc bệnh mạn tính có biểu hiện trầm cảm. Nguyên nhân được dự đoán là do họ quá lo lắng, căng thẳng hoặc buồn bã vì bản thân bị bệnh.
6. Có thể dẫn đến suy giảm chức năng hoặc tàn tật
Bệnh mạn tính là bệnh không chữa khỏi được. Người bệnh phải chung sống với bệnh cho đến cuối đời. Lâu dài, khi càng lớn tuổi hơn, người bệnh sẽ khó chống chọi lại những biến chứng của bệnh gây ra.
Vậy nên thường thì họ phải ngồi xe lăn, bị liệt nửa người và rất nhiều hạn chế vận động. Các chức năng trên cơ thể bị suy giảm và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ cần có sự chăm sóc đặc biệt từ con cháu hoặc nhân viên y tế.
7. Luôn cần có sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa
Một căn bệnh mãn tính sẽ đi kèm cơn đau, bắt buộc người bệnh phải gặp bác sĩ chuyên khoa. Họ cũng cần gặp bác sĩ chăm sóc bệnh cơ bản để giúp phục hồi chức năng hoặc giữ sức khỏe ổn định. Ngoài ra, họ cũng có thể cần điều trị với bác sĩ các chuyên khoa khác khi bệnh có những biến chứng liên quan.
Danh sách các bệnh mãn tính thường gặp
bệnh mãn tính là bệnh gì? Bệnh mạn tính thường gặp ở nhóm người cao tuổi (khoảng từ sau tuổi 50) với 13 căn bệnh phổ biến như sau:
1. Bệnh tim
Bệnh tim mạch là chứng bệnh mãn tính chiếm tỷ lệ rất cao trong số những ca tử vong do bệnh mạn tính. Bệnh tim với hai triệu chứng điển hình là đột quỵ và đau tim khiến dân số già ở Hoa Kỳ đau đầu. Ở nhiều quốc gia đang phát triển, tỷ lệ dân số mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cũng đang tăng mạnh.
Có 3 thói quen xấu hằng ngày được coi là nguyên nhân rõ rệt dẫn đến bệnh tim mạch và nhiều vấn đề sức khỏe khác:
- Thuốc lá
- Dinh dưỡng kém
- Lười vận động
2. Đột quỵ
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một nguyên nhân chủ yếu gây tử vong hiện nay. Bệnh đến đột ngột không báo trước và thường khó cứu chữa kịp thời. Nếu có thể chữa được cũng có thể gây tai biến, liệt người, mất ý thức, không tự chủ sinh hoạt được…
Theo các bác sĩ khuyến cáo những người dễ mắc bệnh đột quỵ bao gồm:
- Làm việc quá độ, trên 55 giờ/tuần, tăng hơn 30% nguy cơ đột quỵ.
- Thường xuyên căng thẳng, stress
- Thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu sẽ tăng 40% nguy cơ mắc chứng đột quỵ
- Người thường xuyên mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
- Người lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích
- Người trên 50 tuổi dễ bị đột quỵ hơn
- Người mắc các bệnh lỹ mãn tính khác như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì
Mặc dù đột quỵ là một triệu chứng vô cùng căng thẳng và không điều trị dứt điểm được. Thế nhưng, nếu bạn chủ động chăm sóc sức khỏe tốt ngay từ bây giờ, vẫn hoàn toàn có thể ngăn chặn được căn bệnh này.
3. Ung thư
Ung thư là một bệnh mạn tính nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh bất kỳ giai đoạn nào. Gánh nặng khi điều trị bệnh này cũng khiến nhiều gia đình suy kiệt, nhất là những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh sách bệnh ung thư thường gặp bao gồm: Ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú. Những chứng bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao ở nhóm bệnh nhân trên tuổi 50.
Đa phần những người bệnh sẽ nâng cao tỷ lệ sống sau 5 năm cao hơn nếu họ được phát hiện ung thư giai đoạn sớm và có cách can thiệp phù hợp. Vì vậy, cần thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư. Đồng thời chỉ có loại bỏ yếu tố nguy cơ cũng như cải thiện môi trường sống mới đảm bảo hạ thấp tỷ lệ bệnh ung thư.
4. Động kinh và co giật
Ở Mỹ tình trạng động kinh và co giật rất phổ biến, nó tấn công chủ yếu nhóm trẻ em và người cao tuổi. Có khoảng 10% sân số Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh động kinh, gây thiệt hại y tế và chăm sóc sức khỏe khoảng 12,5 tỷ đô la.
5. Trầm cảm
Theo thống kê của WHO cho biết có khoảng 850.000 người chết mỗi năm do bệnh trầm cảm. Vì vậy, chứng rối loạn tâm thần này đã đến lúc cần được quan tâm đúng mực hơn. Trầm cảm xảy ra ở tất cả mọi độ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ cao gấp đôi đàn ông.
Nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm rất đa dạng, và nó thường xuất phát từ một cú sốc như ly hôn, phá sản, có người thân qua đời, nợ nần, thất nghiệp, thăng chức, thay đổi môi trường công việc,…
Trầm cảm ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Điều trị chứng bệnh này cũng rất gian nan, khó khăn và tốn kém. Vì vậy, thay vì để mắc bệnh, bạn cần sớm điều chỉnh trạng thái tâm lý, tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, thường xuyên vận động, có các mối quan hệ lành mạnh,… là những biện pháp giúp phòng tránh trầm cảm tốt nhất.
6. Tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường tuýp 2) được coi là chứng bệnh mạn tính nguy hiểm của thời hiện đại. Bệnh có tính chất nghiêm trọng, biến chứng vô cùng nguy hiểm, gây thiệt hại nặng nề cho người bệnh về mọi mặt và nó ngày càng phổ biến.
Các thống kê cho biết, hiện nay có khoảng 7 triệu người trên 65 tuổi đối mặt với bệnh tiểu đường (chủ yếu là tiểu đường loại 2).
Để chủ động phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường, chúng ta cần chú ý: Phát hiện bệnh sớm, cải thiện chăm sóc sức khỏe và tự kiểm soát bệnh tốt nhất.
7. Viêm khớp
Ở Mỹ có hơn 43 triệu người bị bệnh viêm khớp và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh gặp các vấn đề đau nhức và hạn chế vận động.
Thật may là tình trạng viêm khớp có thể thuyên giảm nhờ vật lý trị liệu, bài tập vận động nhẹ nhàng, massage, bấm huyệt, châm cứu,… Giúp giảm đau quanh khớp, giảm tình trạng xơ cứng khớp, giúp cơ bắp quanh khớp được chắc chắn và khỏe mạnh hơn.
8. Loãng xương
Bệnh loãng xương còn gọi là bệnh xốp xương hoặc bệnh giòn xương. Tình trạng này khiến xương mỏng dần đi, mật độ xương thưa thớt hơn khiến xương mất dần đi, nó trở nên giòn hơn và rất dễ gãy dù chỉ có va chạm nhẹ. Bệnh loãng xương có biểu hiện rõ rệt nhất là sụt cân liên tục không rõ lý do và bị đau lưng.
Càng lớn tuổi thì cơ thể càng bị mất đi một khối lượng xương đáng kể, cho nên thường thì bệnh loãng xương bắt đầu ở độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ và tầm u50 ở nam giới.
Tuy nhiên, bệnh còn tùy vào lúc còn trẻ cơ thể của bạn có dự trữ đủ xương cần thiết hay không. Ở tuổi 20, cơ thể đạt được khối lượng xương cao nhất, vì vậy, từ nhỏ, trẻ em nên được bổ sung đầy đủ canxi và photpho, là những nguyên liệu quan trọng để cấu tạo xương.
9. Hen suyễn
Hen suyễn có tên tiếng Anh là Asthma, người ta còn gọi là hen phế quản, đó là một triệu chứng mạn tính của đường hô hấp. Khi lên cơn hen người bệnh sẽ rất khó thở, thở khò khè, thở rít, xuất hiện cơn ho nặng (nhất là ho buổi sáng sớm và ban đêm), hụt hơi, đau tức ngực, mất ngủ vì không thở được (hoặc ngừng thở tạm thời).
Với người bệnh hen suyễn nhất định không được kích động (tương tự như người bị bệnh tim). Vì khi có sự sợ hãi, lo âu, giận giữ hay quá mực buồn bực sẽ khiến thần kinh căng thẳng, làm cho chứng hen nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh hen suyễn thường sẽ phải phụ thuộc vào thuốc Tây. Đó là những loại dược phẩm có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giảm viêm sưng, phù nề,… giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chủ động loại bỏ những tác nhân gây dị ứng hô hấp, tập thở đúng cách để giảm bớt phụ thuộc vào thuốc, vận động nhẹ nhàng và nên giữ cân nặng phù hợp.
10. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thường gồm một hoặc cả hai triệu chứng viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính và khí phế thủng. Biểu hiện chính của bệnh COPD là những cơn ho có đờm kéo dài liên tục ít nhất 3 tháng trong vòng 2 năm liên tiếp.
Bệnh nếu không được chữa trị tốt sẽ dẫn đến viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính khi có luồng khí bị tắc nghẽn (cần đo chức năng hô hấp để xác định).
COPD là một chứng mãn tính nghiêm trọng, nó là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 tại Mỹ (thống kê năm 2015). Trên thế giới, COPD đang ngày càng gia tăng, nó ảnh hưởng đến khoảng 64 triệu người, gây ra cái chết cho khoảng 3,2 triệu người vào năm 2015.
Vì vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất đáng để lưu ý, sớm phát hiện và chủ động kiểm soát bệnh. Nhất là với những người đã từng mắc covid-19.
11. Bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mãn tính còn gọi là suy thận, trong đó chức năng thận không còn đảm bảo nữa, nó không thể lọc chất độc và dịch dư thừa ra khỏi máu. Chức năng thận bị suy giảm kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm, chậm chạp mà đến khi bùng nổ thường là đã giai đoạn cuối.
Nguyên nhân chủ yếu lại xuất phát từ các bệnh mãn tính phổ biến như huyết áp cao, tiểu đường loại 1 & 2, viêm cầu thận, bệnh thận đa năng,… Trong khi đó bệnh tim mạch cũng là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ bệnh thận mãn tính.
Vậy nên, hãy kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, lối sống và các chứng bệnh mãn tính (nếu có), sẽ giúp bạn sống vui khỏe, tránh khỏi chứng thận mãn tính.
12. Bệnh răng miệng
Bệnh lý răng miệng là một kiểu bệnh mạn tính thường gặp, gây nhiều khó chịu và bất tiện. Tuy nhiên, ở đa số các nước đang phát triển, tình trạng bệnh về nha khoa chưa được quan tâm đúng mực.
Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn về ăn nhai, dẫn đến suy yếu về sức khỏe thể chất. Họ cũng có tâm lý lo âu, kém tự tin trong giáo tiếp, lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm. Với những người lớn tuổi, sức khỏe răng miệng không được chăm sóc cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ.
13. Béo phì
So sánh các thống kê năm 1980, tỷ lệ người trưởng thành mắc chứng thừa cân và béo phì đã tăng gấp đôi. Béo phì có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi, đặc biệt nhất là ở trẻ em sống tại khu vực thành phố.
Hầu hết người Việt chưa quan tâm gì đến bệnh béo phì dẫn đến tỷ lệ trẻ em mắc chứng béo phì ngày càng gia tăng. Đây là một bệnh mạn tính nguy hiểm vì nó là cơ sở để dẫn đến vô vàn những nguy cơ sức khỏe khác. Kể cả bệnh tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp, bệnh tim mạch, các vấn đề về xương và bệnh ung thư.
Bệnh mãn tính ảnh hưởng như thế nào để cuộc sống của bệnh nhân?
Nhìn chung người mắc bệnh mãn tính thường khó chịu về thể xác, bị cơn đau hành hạ và tâm trạng khó lòng vui vẻ được. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên cố gắng chăm sóc bản thân, kết hợp với bác sĩ và người thân (hoặc người chăm sóc) để kiểm soát bệnh tật tốt hơn.
1. Suy giảm thể chất nghiêm trọng
Thể chất, thể xác, sức khỏe, ngoại hình của người mắc bệnh mãn tính có nhiều thay đổi. Và hầu hết các biểu hiện này sẽ làm cho người bệnh bị rối loạn tinh thần, chuyển qua mắc bệnh trầm cảm, lo âu, tự ti, chán chường, buồn bực, nóng giận. Đó là tình trạng chung của những người mắc bệnh mạn tính, và tin tốt là chúng ta có thể kiểm soát được nó.
2. Tài chính
Triệu chứng bệnh mãn tính khiến sức khỏe người bệnh sụt giảm, họ khó lòng quay lại công việc như trước đây. Nếu chẳng may bị liệt người, hạn chế vận động hay trí não, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của người bệnh.
Ngoài ra, khi không đủ điều kiện tài chính để điều trị liên tục, tính mạng của người bệnh có thể bị nguy hiểm. Và như bạn biết đấy, bệnh mãn tính cần rất nhiều chi phí để điều trị, nếu không có bảo hiểm lo liệu, hẳn là người bệnh và người nhà của họ sẽ rất áp lực về tài chính.
3. Cuộc sống không còn nhiều chất lượng
Chưa kể bản thân người bệnh không thể tự chăm sóc cho chính mình, sự làm phiền người thân, cảm giác tự trách, sự sụt giảm về mặt sức khỏe,… khiến người bệnh vô cùng mệt nhọc.
Người bệnh sẽ rơi vào cảm giác bế tắc, lo âu, lo lắng cho tương lai của chính mình và người thân. Cuộc sống như vậy có thể nói không bao giờ chất lượng được.
4. Các vấn đề về tinh thần
Hầu hết người bị bệnh mãn tính đều rơi vào sự bế tắc về tinh thần, họ liên tục bị lo âu, trầm cảm, căng thẳng, tức giận, sợ hãi, buồn bực về tình hình của mình. Những cảm xúc tiêu cực này thậm chí không chỉ hiện diện ở chính bệnh nhân mà nó còn thường trực ở người thân, nhất là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
Hạn chế các căn bệnh trở thành mãn tính bằng cách nào?
Theo WHO mỗi năm có đến 15 triệu người trong độ tuổi 30 – 69 tử vong do bệnh không lây nhiễm (bệnh mãn tính). Vì vậy, họ xếp bệnh mãn tính vào nhóm bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh mãn tính đang ngày càng tăng cao ở những quốc gia đang phát triển hoặc phát triển chậm.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng thống kê, cứ 100 người lớn thì có đến 77 người (chiếm tỷ lệ 77%) tử vong do ít nhất một căn bệnh mãn tính: Đái thảo đường, cao huyết áp, tim mạch, đột quỵ, ung thư…
Điều đáng nói là tất cả những chứng bệnh mãn tính không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại gây tử vong hàng đầu. Bệnh có thời gian diễn biến chậm, có thể kéo dài nhiều năm cho đến khi bùng phát thì đã ở giai đoạn cuối.
Những dấu hiệu sớm nhất thường bị bỏ qua
Những dấu hiệu sớm nhất lại thường xuyên bị bỏ qua, chẳng hạn như đau đầu, đau nửa đầu, choáng váng, mất ngủ, ù tai, khó thở, tức ngực, hồi hộp, buồn nôn, có vấn đề về thị giác,… Nhưng hầu như người trẻ đều bỏ qua, nghĩ rằng chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏe trở lại.
Hoặc dùng một ít thuốc giảm đau là sẽ thuyên giảm nhanh, ngày mai khỏe lại, không cần đi khám. Kết quả sau nhiều năm, hầu như ở tuổi 50, nhiều người đều “dính” ít nhất một bệnh mãn tính là vì vậy.
Vậy nên, chống bệnh không bằng phòng bệnh, ngay từ khi có những bất thường đầu tiên về sức khỏe, kể cả là dấu hiệu nhẹ nhất, hãy đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe ngay bạn nhé.
Bạn nên làm các xét nghiệm máu và những xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân. Xem xét có những yếu tố nguy cơ nào thúc đẩy bệnh nặng hơn để sớm điều trị, tránh cho bệnh chuyển sang mãn tính.
Chúng ta có thể ngăn chặn các bệnh chuyển sang mãn tính hay không ?
Tóm lại, chúng ta có thể chủ động ngăn chặn các chứng bệnh chuyển sang mãn tính bằng một số việc như sau:
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 – 2 lần.
- Theo dõi chỉ số BMI liên tục để không bị thừa cân béo phì hoặc giảm sút cân quá nhanh.
- Tham gia xét nghiệm đường máu, đo huyết áp ít nhất 1 lần/năm để chủ động ngăn chặn những chứng bệnh mãn tính nguy hiểm này. Đó là 2 căn bệnh gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm về thần kinh, não, tim mạch,…
- Tầm soát những căn bệnh ung thư phổ biến ở các bệnh viện, phòng khám uy tín.
- Cách phòng bệnh mãn tính tốt nhất phụ thuộc vào bài tập vận động liên tục, năng động thể dục thể thao mỗi ngày.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, ăn nhiều cá, rau xanh, trái cây, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn. Hạn chế chất béo bão hòa, mỡ động vật, nội tạng động vật, thịt đỏ, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
- Dọn sang sống ở một môi trường trong lành hơn, nhiều cây xanh, tốt cho sức khỏe. Hoặc chủ động mua máy lọc không khí để bảo vệ sức khỏe.
- Bạn cũng có thể sử dụng nhiều hơn một số thảo dược thanh lọc, giải độc, tăng cường sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa để chủ động ngăn chặn bệnh tật. Ví dụ như gừng, nghệ, tỏi, mật ong, tảo spirulina (tảo xoắn Nhật Bản)…
Làm sao để giúp người mắc bệnh mãn tính “chung sống” với bệnh tật?
Như chúng ta đã nắm rõ bệnh mãn tính là bệnh gì? Các chứng bệnh mãn tính không thể chữa khỏi được, chúng sẽ gây căng thẳng lo âu và nhiều ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh cùng người nhà của họ.
Cho nên, tốt nhất, người bệnh vẫn tìm mọi cách xóa bỏ các trở ngại tâm lý và học sống chung với bệnh tật. Một tinh thần vui vẻ, bình tĩnh sẽ giúp ích hơn cho bạn trong tình huống này so với việc buồn rầu.
Vậy làm thế nào để sống hòa bình với bệnh mãn tính? Một vài bí quyết dưới đây từ YENplus có thể hữu ích cho người bệnh!
1. Tìm hiểu kỹ về bệnh tình của mình và liên tục cập nhật thông tin y khoa liên quan
Hãy liên tục tìm hiểu kỹ càng về tình hình bệnh tật của bản thân, cập nhật kiến thức y khoa liên quan. Khi bản thân hiểu rõ bệnh tình, cách kiểm soát nó, cách chặn đứng triệu chứng và biến chứng.
Người bệnh sẽ mất đi cảm giác bất lực, họ cảm nhận được bản thân hiểu rõ tình hình sức khỏe của mình và mình vẫn đang ổn.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Tất cả chúng ta chứ không riêng gì những người bệnh mãn tính mới cần quan tâm đến dinh dưỡng và một thực đơn lành mạnh mỗi ngày. Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh mãn tính là hãy tích cực ăn uống những đồ ăn tốt cho sức khỏe, bao gồm:
- Ăn nhiều rau xanh (bổ sung chất xơ) giúp ngăn chặn tình trạng táo bón, giảm cholesterone trong máu, chống lại bệnh béo phì, chống lại những cục xơ vữa động mạch,…
- Ăn nhiều trái cây tươi giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Nên hạn chế chất béo từ động vật, thay thế vào đó là dầu hạt (óc chó, hạnh nhân, hạt cải, hướng dương, đậu nành…)
- Nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, trong chế độ ăn uống nên có ít nhất 3 lần cá/tuần, giúp chống lại chứng bệnh tim mạch và ung thư.
- Uống nhiều nước lọc hoặc nước ép rau xanh cũng là một cách tuyệt vời để giữ gìn sức khỏe, ngăn chặn bệnh mãn tính.
3. Lối sống khoa học
Thức khuya dậy sớm, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích,… chỉ khiến cho cơ thể của bạn sớm kiệt quệ và tử vong. Với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, hãy điều chỉnh, thay đổi lối sống, sống một cách khóa học, lành mạnh, tích cực hơn.
Một số thói quen tốt cho sức khỏe và tinh thần của người mắc bệnh mãn tính:
- Ngủ đủ giấc khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số bộ môn giúp ích cho bệnh nhân mãn tính như dưỡng sinh, cầu lông, đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, lơi lội, bóng chuyền,…
- Hạn chế thức khuya, hãy đi ngủ trước 23h đêm.
- Hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
4. Giữ tinh thần vui vẻ lạc quan
Một tinh thần lạc quan vui vẻ, sống vui tươi mỗi ngày có vai trò quyết định số năm mà bệnh nhân có thể sống tiếp. Vậy nên để có thể sống chung với bệnh mãn tính, bạn cần bỏ qua nó vì đã hiểu rõ nó rồi, hãy tập trung vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống để có tinh thần tích cực mỗi ngày.
Sống vui vẻ, cởi mở, tâm sự, chia sẻ với ai đó về bệnh của mình cũng là một cách để giải tỏa tâm trạng hoặc giúp ích cho ai đó. Sống vui sống khỏe sống có ích sẽ giúp người bệnh có thêm động lực vui vẻ hơn.
5. Kết nối với những người mắc bệnh giống mình
Không ai có thể nắm rõ hơn bệnh tình giống như người đang mắc chứng bệnh đó. Cho nên người bệnh hãy nhanh chóng kết nối với những người giống như mình. Đầu tiên là bạn có thể chia sẻ, trò chuyện, tâm sự, giải tỏa bớt nỗi lòng.
Tiếp đến, bạn sẽ được hiểu hơn về tình trạng bệnh thông qua những bệnh nhân khác. Mọi người có thể hỗ trợ nhau tốt hơn so với chỉ một mình.
Một nhóm hỗ trợ lẫn nhau ở cùng địa phương và có sự dẫn dắt của bác sĩ hiểu rõ về bệnh sẽ rất hữu ích. Và bạn còn một nhóm lớn hơn là những hội nhóm trên internet. Các bạn có thể cùng nhau thảo luận về chủ đề liên quan và rất hữu ích cho tình hình bệnh tật của mình.
6. Chia sẻ với mọi người về căn bệnh của bạn (nếu có thể)
Nếu đã sẵn sàng bạn nên chia sẻ căn bệnh của mình với những người xung quanh, trước tiên là người thân của bạn. Mặc dù ban đầu họ có thể phản ứng kiểu kinh ngạc, chuyển đến lo lắng, họ cũng có thể tức giận hoặc phán xét bạn. Cảm giác đó sẽ rất khó chịu, nhưng khi đã trôi qua, mọi người sẽ hiểu, thông cảm và có sự giúp đỡ hữu ích dành cho bạn.
Có thể ban đầu bệnh tình của bạn chưa nghiêm trọng, bạn có thể sống tốt với bệnh thì không sao. Đến khi bệnh có những biểu hiện nghiêm trọng hơn, hãy chia sẻ với người nhà của bạn hoặc bạn bè hoặc ai đó để được giúp đỡ.
Ít nhất khi bạn lên cơn hen suyễn thì người xung quanh bạn cũng biết nên làm gì để giúp đỡ bạn, vì bạn đã chia sẻ trước đó cho họ rồi. Hay như một người bị bệnh tiểu đường, tình trạng hạ đường huyết rất nguy hiểm, người quanh bạn hiểu rõ nó rồi thì mới cứu bạn kịp thời được.
7. Hãy để người khác giúp đỡ bạn và vui vẻ nhận lấy điều tử tế đó
Những người thân, bạn bè hay người hàng xóm của bạn có thể giúp bạn lúc bệnh tình nguy cấp. Và đôi khi tất cả chỉ là sau một cuộc trò chuyện, sự chia sẻ từ bạn và bạn cũng nên đón nhận sự giúp đỡ từ người khác.
Mặc dù bạn có thể không muốn nhận sự giúp đỡ của ai đó, bạn có cái tôi lớn vì trước đây bạn là một anh chàng cao lớn yêu tự do thích vận động, giờ này bạn chỉ có thể ngồi một chỗ để được giúp đỡ.
Cảm giác đó tồi tệ hơn bất kỳ thứ gì, nhưng nếu bạn muốn sống chung với bệnh, hãy bỏ qua nỗi mặc cảm đó. Nói về bệnh của mình, đối diện nó với trái tim thật mạnh mẽ và mở rộng tấm lòng để biết ơn những gì người khác giúp bạn.
Tuy nhiên..
Nếu bạn không muốn nhận sự giúp đỡ, không muốn nghe lời khuyên của người khác, hãy yêu cầu người đó dừng lại và tôn trọng quyền riêng tư của bạn.
Nếu bạn có thể dẫn người thân của mình cùng đi đến các hội nhóm thực tế và trực tuyến về bệnh tật của bạn là điều tốt. Người thân của bạn sẽ hiểu rõ hơn tình hình của bạn và biết nên làm gì để giúp đỡ bạn.
Đến một lúc nào đó bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, có thể bạn cần người thân đỡ đần việc chăm sóc bản thân, sinh hoạt thường ngày hoặc giúp đi mua đồ. Lên một danh sách những việc cần làm để người thân của bạn biết nên làm gì.
Nếu bạn không có ai để giúp đỡ, hãy chủ động liên hệ với y tế địa phương hoặc dịch vụ tại nơi bạn khám chữa bệnh để được giúp đỡ khi cần thiết.
8. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Bạn biết biết, bệnh mãn tính cần liên tục theo dõi và điều trị khi cần thiết. Cho nên bạn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh một cách tốt hơn. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc hay bất kỳ liệu pháp nào khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh cho bệnh tiến triển nặng đột ngột, không thể cứu kịp thời.
Yến sào – Thượng phẩm đồng hành cùng sức khỏe của những người mắc bệnh mãn tính
Với một hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời đã giúp yến sào trở thành nguồn thực phẩm quý giá, bồi bổ sức khỏe và giúp người bệnh mãn tính khỏe mạnh hơn, vui vẻ hơn, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Trong thành phần tổ yến rất giàu chất đạm tốt (>55% protein cao cấp), 31 loại nguyên tố vi lượng, 18 loại axit amin cùng hơn 7 loại đường thiết yếu. Vì vậy, yến sào rất giàu năng lượng lại thanh đạm, phù hợp với hầu hết mọi cơ địa.
Ăn yến sào tẩm bổ, dưỡng bệnh, tốt cho mọi đối tượng từ trẻ em, bà bầu cho đến người bình thường và cả người đau yếu.
Yến sào đối với người bệnh mãn tính
Đối với người mắc bệnh mãn tính, quan trọng nhất là kiểm soát bệnh tật thông qua chế độ dinh dưỡng đầy đủ (nhưng không được dư thừa), bổ dưỡng và an toàn. Yến sào lại rất dễ ăn, siêu bổ dưỡng, giúp chống lại suy nhược cơ thể. Yến sào lại không gây dị ứng, nên kể cả người bị hen suyễn ăn yến sào cũng không hề hấn gì, thậm chí còn tốt hơn cho bệnh.
Yến sào hữu ích với hầu hết các loại bệnh mãn tính: Bổ phổi, giảm ho, tốt cho chứng bệnh hen suyễn. Yến sào bổ máu, hỗ trợ giảm cholesteron, tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp cao.
Yến sào cũng giúp thanh lọc, tiêu viêm, giải độc, tốt cho gan thận. Với bệnh nhân đang điều trị ung thư, yến sào hỗ trợ bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể chống chịu các tác dụng phụ của trị liệu và ngăn chặn tế bào ung thư di căn.
Yến sào cực kỳ bổ xương khớp, bổ sung magie và canxi, giúp chống tình trạng loãng xương, viêm xương khớp. Trong khi đó, tổ yến cũng giúp ổn định thần kinh, giải tỏa được căng thẳng, giúp tinh thần vui vẻ lạc quan hơn.
Và..
Đây là một yếu tố quan trọng đối với người bệnh mãn tính, những người thường xuyên rơi vào trầm cảm, lo âu. Giúp cho bệnh tình của họ được kiểm soát tốt hơn.
Như vậy, món quà sức khỏe thượng hạng dành tặng cho người mắc bệnh mãn tính, phải kể đến yến sào đứng đầu trong danh sách. Bên cạnh yến tổ bạn cũng có thêm nhiều lựa chọn hữu ích khác như yến sào chưng sẵn (nên dùng yến chưng tươi, nguyên chất 100%, tốt cho người bệnh). Yến sào Nàng Yến, địa chỉ uy tín, mang đến niềm tin yêu, sức khỏe dành cho mọi người thân của bạn.
Phối thức khoa học từ Yến Sào
Ngoài ra, bạn cũng nên ngăn chặn bệnh tật, tránh cho sức khỏe giảm sút và bị các chứng mãn tính tấn công. Bằng những sản phẩm đặc biệt của YENplus, bổi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giúp đẹp da giữ dáng và luôn khỏe mạnh. Mỗi sản phẩm đều được đóng chai với dung tích vừa đủ để sử dụng hàng ngày.
- YEN colla: Sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngăn chặn sự lão hóa, giúp xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tật.
- ZEN Tusam: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cực kỳ tốt cho phái mạnh với thành phần yến sào, sâm cau, sâm ấn, đẳng sâm, sâm Ngọc Linh.
- Nước yến sào ZEN Wellness: Củng cố sức khỏe nền, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, giảm suy nhược, chống mệt mỏi.
Lắc đều trước khi uống, uống ngon hơn khi để lạnh, chỉ cần bật nắp và sử dụng ngay, rất thuận tiện.
XEM CHI TIẾT NƯỚC YẾN SÀO ZEN WELLNESS
Lời kết bài viết bệnh mãn tính là bệnh gì
Hi vọng qua bài viết trên đây YENplus đã giúp bạn hiểu hơn bệnh mãn tính là bệnh gì? Những triệu chứng, các bệnh mãn tính thường gặp, cách để sống chung với bệnh. Và quan trọng nhất phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy sớm bồi bổ cơ thể với yến sào và các sản phẩm từ yến sào. Giữ gìn sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, chống lại các gốc tự do, để luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Đừng quên những địa chỉ mua sắm yến sào uy tín tại www.nangyen.vn và những sản phẩm nước yến sào cao cấp tại www.yenplus.vn bạn nhé! Chúc bạn luôn khỏe đẹp, vui tươi mỗi ngày!